Mã ngành:  7520115

Thời gian đào tạo: 4 năm
Văn bằng: Kỹ sư Nhiệt
Tổ hợp môn xét tuyển:

  • A00: Toán – Lý – Hóa
  • A01: Toán – Lý – Anh
  • D07: Toán – Hóa – Anh

Một trong những vấn đề lớn của thế kỷ 21 là năng lượng, trong đó ngành Kỹ thuật Nhiệt góp phần đưa ra các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm. Do đó, đây được xem là “chìa khoá” thành công của công cuộc hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, ngành chế biến nông lâm, thuỷ hải sản, thực phẩm là hướng mũi nhọn trong phát triển kinh tế của nước ta, đang đòi hỏi ứng dụng kỹ thuật lạnh /sấy một cách rộng rãi. Vì vậy có thể nói rằng trong thời đại công nghiệp hóa không thể thiếu sự có mặt của ngành Nhiệt.

100% sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt Trường Đại học Văn Lang có việc làm sau khi tốt nghiệp (Hình ảnh: Sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt đang thực tập khảo sát tại công trình).

Học ngành Kỹ thuật Nhiệt có gì thú vị?

Ngành Kỹ thuật Nhiệt là ngành học về các hệ thống kỹ thuật nhiệt, lạnh. Người học có khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào việc thiết kế, vận hành hệ thống, thiết bị nhiệt – lạnh tại các công ty sản xuất hoặc sử dụng trong gia đình hằng ngày.

 

Khi là một kỹ sư Kỹ thuật Nhiệt, tùy theo tính cách cá nhân, bạn có thể làm việc tại văn phòng để thiết kế hệ thống điện – lạnh hoàn chỉnh cho gia đình hay lớn hơn là cho các cao ốc văn phòng, công ty sản xuất quy mô từ lớn đến nhỏ. Hoặc làm công tác lặp đặt, chế tạo, bảo trì các thiết bị điện lạnh, năng lượng tái tạo, kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật tiết kiệm năng lượng tại công trình.

 

Theo nhiều người thì đây là ngành học khô khan và dành nhiều cơ hội cho nam hơn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thì nữ được khuyến khích học ngành Kỹ thuật Nhiệt vì các bạn nữ rất phù hợp để làm việc tại phòng thiết kế, dựng mô hình, lập dự toán hệ thống cơ điện, công trình và tính toán mô phỏng tại văn phòng.

Bạn cần tố chất nào để học ngành Kỹ thuật Nhiệt?

  • Niềm đam mê về khoa học kỹ thuật và máy móc.
  • Tinh thần tự học, tự nghiên cứu để nâng cao chuyên môn.
  • Kỹ năng chịu được áp lực, kỹ năng quản lý, thiết kế, giám sát công việc tại công trình.
  • Kỹ năng thuyết trình, phản biện để phục vụ cho việc bảo vệ quan điểm trong các thiết kế kỹ thuật với Chủ đầu tư.

Học ngành Kỹ thuật Nhiệt ở đâu?

Trên cả nước hiện nay, không có nhiều trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Nhiệt hệ chính quy, văn bằng kỹ sư. Tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh, chỉ có một số trường như Trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Văn Lang.

 

Các bạn cần tìm hiểu đề án tuyển sinh của mỗi trường, phương thức xét tuyển và tham khảo điểm trúng tuyến các năm gần đây để xét tuyển vào trường đại học phù hợp nhất với kết quả học tập và thi THPT.

 

KHI BẠN LÀ SINH VIÊN KỸ THUẬT NHIỆT VĂN LANG

Trường Đại học Văn Lang mở ngành Kỹ thuật Nhiệt từ năm 2008.

Ngành Kỹ thuật Nhiệt của VLU có 4 chuyên ngành: Kỹ thuật Kiến trúc, Kỹ thuật Dữ liệu, Kỹ thuật Phần mềm, Kỹ thuật tính toán.

Ngay từ năm 3, sinh viên được giới thiệu thực tập có lương tại các công ty Nhiệt – Lạnh hàng đầu Việt Nam (REE M&E, REETECH, HTD…) và các tập đoàn Nhiệt – Lạnh hàng đầu thế giới (Aurecon, Kurihara,..). 100% sinh viên ra trường có việc làm.

Điểm nổi bật của ngành Kỹ thuật Nhiệt tại Trường Đại học Văn Lang?

Trường Đại học Văn Lang cam kết 100% sinh viên Kỹ thuật Nhiệt có việc làm trong thời gian học và sau khi tốt nghiệp với mức thu nhập cao. Sinh viên thực tập có lương tại các công ty Nhiệt – Lạnh hàng đầu Việt Nam (REE M&E, Aurecon, Indochine,…).

Từ năm 2018, Trường Đại học Văn Lang là một trong những đại học đi đầu trong ứng dụng BIM vào đào tạo cho sinh viên khi BIM vẫn còn khá mới ở Việt Nam, giúp sinh viên có nhiều lợi thế khi xin việc làm.

Sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt tại Văn Lang đã thực tập có lương ngay từ năm 3 đại học. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội làm việc đúng chuyên ngành với mức lương cao hơn so với các ngành khác.

 

Ngoài ra, Khoa Kỹ thuật Nhiệt đã ký kết thỏa thuận hơp tác với Công ty Panasonic từ năm 2016. Hằng năm, Panasonic dành tặng học bổng cho sinh viên xuất sắc ngành Kỹ thuật Nhiệt khoảng 60.000.000 đồng học bổng/năm.

Chương trình học ngành Kỹ thuật Nhiệt đào tạo những gì?

Ngành Kỹ thuật Nhiệt tại Văn Lang được rút ngắn chương trình học từ 4,5 năm còn 4 năm. Chương trình được đào tạo theo 4 chuyên ngành:

  • Kỹ thuật Kiến trúc.
  • Kỹ thuật Dữ liệu.
  • Kỹ thuật Phần mềm.
  • Kỹ thuật tính toán.

Sinh viên được tích lũy các kiến thức ngành:

  • Nhiệt – Lạnh: thiết kế, tư vấn, thi công hệ thống Cơ – Điện – Lạnh, điều hòa không khí trung tâm cho nhà cao tầng, nhà máy cấp trữ đông, nhà máy nước đá, kho lạnh, lò hơi, nhiệt điện…;
  • Cơ khí: cơ chế hoạt động, công nghệ chế tạo máy ngành Nhiệt – Lạnh;
  • Tự động hóa và điều khiển tự động của hệ thống Nhiệt – Lạnh.
  • Xu hướng thiết kế: BIM, Thiết kế xanh…

 

Với mục tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội, Khoa Kỹ thuật trang bị cho sinh viên nhiều kiến thức để đảm bảo vừa có kiến thức để nghiên cứu, vừa có tay nghề cao như:

  • Sinh viên được đào tạo miễn phí gần 20 phần mềm chuyên ngành cần thiết cho công việc thực tế (nếu bạn học bên ngoài thì chi phí đào tạo không dưới 30.000.000 đồng);
  • Chương trình tiếng Anh chuyên ngành được thiết kế riêng để sinh viên đọc – viết tài liệu, trình bày, giao tiếp;
  • Sinh viên học tập và làm việc trong môi trường hiện đại, chuyên nghiệp ngay từ năm ba. Sinh viên được giới thiệu thực tập có lương tại các công ty Nhiệt – Lạnh hàng đầu Việt Nam (REE M&E, REETECH, HTD…) và các tập đoàn Nhiệt – Lạnh hàng đầu thế giới (Aurecon, Kurihara,..).

Để tra cứu về chương trình học tập, khối lượng kiến thức của khóa học mà bạn cần tích lũy và tra cứu các thông tin về học phần bạn có thể tham khảo tại đây.

Công ty hàng đầu trong lĩnh vực nhiệt lạnh như Panasonic đã ký kết thỏa thuận hơp tác với Khoa Kỹ thuật Trường Đại học Văn Lang từ năm 2016. Hằng năm, công ty dành tặng học bổng cho sinh viên xuất sắc ngành Kỹ thuật Nhiệt khoảng 60.000.000 đồng học bổng/năm.

Hoạt động của Sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt tại Văn Lang?

Hằng năm, sinh viên 3 khoa Kỹ thuật – Công nghệ Thông tin – Công nghệ tổ chức chương trình đại nhạc hội truyền thống mang tên ITS trong chuỗi hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Trường Đại học Văn Lang.

Cơ hội việc làm với sinh viên học ngành Kỹ thuật Nhiệt?

Kỹ thuật Nhiệt là ngành học có nhiều lựa chọn việc làm sau khi tốt nghiệp như:

 

  • Kỹ sư Nhiệt – Lạnh mảng Nhiệt Nóng chuyên về lò hơi, sấy, làm việc trong nhà máy nhiệt điện, dầu khí, nhà máy sản xuất;
  • Kỹ sư Nhiệt – Lạnh mảng Nhiệt Lạnh chuyên về Lạnh Công nghiệp làm việc trong nhà máy có hệ thống kho lạnh, cấp đông; chuyên về Lạnh Dân dụng làm ở các tòa nhà, cao ốc văn phòng…;
  • Chuyên viên Nhiệt – Lạnh quản lý dự án, quản lý sản xuất, cung cấp dịch vụ Nhiệt – Lạnh;
  • Công tác nghiên cứu, giảng dạy.

Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm với Kỹ sư Nhiệt?

Kỹ thuật Nhiệt là được xem là ngành học “vàng” của Văn Lang, khi 100% sinh viên có việc làm và mức thu nhập trung bình sau một năm tốt nghiệp cao nhất tại Trường Đại học Văn Lang. Đồng thời nhiều doanh nghiệp đã trao học bổng với nhiều mức khác nhau cho sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt.

 

Theo báo cáo khảo sát việc làm sinh viên sau 1 năm tốt nghiệp (2018) trong đợt khảo sát tháng 8 năm 2019 của ngành Kỹ thuật Nhiệt như sau:

  • 95% sinh viên ra trường có việc 1 năm sau tốt nghiệp;
  • 73% cựu sinh viên đang làm việc tại khu vực tư nhân;
  • 27% đang làm việc tại khu vực liên doanh nước ngoài.

Mức thu nhập phổ biến: 70% có mức lương từ 10 triệu đồng trở lên.

Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Kỹ thuật Nhiệt tại Văn Lang?

Bạn có thể tham khảo điểm mức điểm trúng tuyển ngành Kỹ thuật Nhiệt các năm dưới đây:

  • Điểm trúng tuyển theo phương thức xét điểm thi THPT quốc gia: 15.00 điểm (2019), 16.00 điểm (2020).
  • Điểm trúng tuyển theo phương thức xét kết quả học tập THPT (học bạ):
    – Năm 2019: 18.00 điểm
    – Năm 2020: 18.00 điểm
    – Năm 2021: 18.00 điểm (đợt 2)

Xem thêm: Thông tin tuyển sinh năm 2021

KHOA KỸ THUẬT CƠ - ĐIỆN VÀ MÁY TÍNH

Chuyên ngành đào tạo