Đại học tư thục nhìn từ kết quả tuyển sinh

(TT. Thông tin – Văn Lang, ngày 31/8/2016) – Trường ĐH Văn Lang vừa kết thúc việc xét tuyển bổ sung đợt 1 vào các ngành đào tạo bậc đại học của Trường. Dưới đây, TT. Thông tin trích đăng nội dung trong bài viết về kết quả tuyển sinh của các trường đại học tư thục, trong đó có Trường Văn Lang, trên báo Sài Gòn Giải phóng, ngày 29/8/2016.

Mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2016, từ trường ĐH tốp đầu cho đến các trường địa phương đều phải khóc ròng vì tình trạng thí sinh (TS) ảo, dẫn đến phải hạ điểm chuẩn để xét tuyển đợt 2 với hy vọng vớt vát cho đủ chỉ tiêu. Nhưng bên cạnh đó, có không ít trường ĐH tư thục lại nổi lên như một hiện tượng vì kết quả tuyển sinh khá tốt. Vậy đâu là nguyên nhân để nhiều trường ĐH tư thục lại tạo được sức hút với người học như vậy?

tuthuc image001 1

Ảnh: Phụ huynh và thí sinh đến đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Văn Lang, ngày 01/8/2016.

Trong  năm 2016, Trường ĐH Văn Lang có tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH là 2.700. Trường “chơi sốc” khi quyết định không xét học bạ THPT như tất cả các trường tư thục khác mà chỉ xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia 2016. Kết quả trong đợt 1, trường có đến gần 90% thí sinh trúng tuyển nhập học. Đáng nói hơn, với thí sinh trúng tuyển, trường không cấp giấy báo nhập học ngay mà tuân thủ theo đúng thời hạn quy định, đó là thí sinh nộp giấy chứng nhận kết quả thi về trường, sau đó trường mới gửi giấy báo mời nhập học. Về mức học phí, trường thu học phí từ 18 – 30 triệu đồng/năm (các ngành năng hiếu).

Các trường tư thục có sức hút với thí sinh học phí không hề thấp, khoảng 18 – 40 triệu đồng/năm, không dễ để thí sinh và gia đình chọn học. Tuy nhiên, thực tế qua kết quả tuyển sinh có thể thấy những trường này có sức hút thật sự với thí sinh. 

 Thành công của Trường ĐH Văn Lang được xây dựng từ chủ trương đúng đắn của trường. So với nhiều trường tư thục khác, trường có lịch sử đến 22 năm thành lập nhưng chỉ tiêu chỉ bằng khoảng 1/3 so với đối thủ, trường không chạy theo số lượng, không có hệ cao đẳng và trung cấp. Thứ hai, chính sách học phí của trường được xây dựng theo cách “không đụng hàng”, đó là học phí giữ nguyên từ năm nhất đến năm cuối. Ngoài học phí, sinh viên không phải đóng thêm bất cứ một khoản phí nào từ tài liệu, giáo trình đến thực hành, thực tập. Thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: “Chủ trương của trường là làm sao để khi một sinh viên tốt nghiệp ra trường sẽ thu hút một sinh viên khác vào trường để học. Do đó, sinh viên khi học ở trường sẽ được quan tâm tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên học tập và ra trường có việc làm”. So với những trường khác, cơ sở này hầu như tốn rất ít chi phí cho truyền thông để quảng bá tuyển sinh nhưng lại đạt kết quả tuyển sinh cao nhất. 

tuthuc image001 2

Với bối cảnh khủng hoảng trong mùa tuyển sinh năm nay, việc nhiều trường ĐH tư thục tuyển sinh thành công có thể nói là một điểm sáng. Việc những trường tư thục học phí cao thu hút được người học càng khẳng định chủ trương xã hội hóa giáo dục ĐH của Chính phủ là đúng đắn.

Thanh Hùng
Nguồn: Báo Sài Gòn Giải phóng, ngày 29/8/2016

Tin tức mới nhất

Ngành Y Khoa

Mã ngành: 7720101 Thời gian đào tạo: 6 năm Văn bằng: Bác sĩ Y khoa Tổ hợp môn: A00: Toán – Lý...

Từ ngày 08 -12/10/2022, tân sinh viên Khóa 28 đăng ký xét Học bổng tuyển sinh

Ngày 08/10, Trường Đại học Văn Lang thông báo bắt đầu nhận hồ sơ xét Học bổng tuyển sinh...

Cầu thủ trẻ CLB Bóng đá Phố Hiến nhập học Trường Đại học Văn Lang

Chiều ngày 29/09/2022, 05 cầu thủ trẻ đến từ CLB Bóng đá Phố Hiến, hiện đang tham dự đội...

Cơ hội trải nghiệm học tập tại Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ) cho sinh viên Văn Lang

Dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Văn Lang và Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ)...

Bài viết liên quan