15 điểm: Cơ hội trúng tuyển cao
với nhóm ngành Kỹ thuật – Công nghệ (kỳ 1)
(TT. Thông tin – Văn Lang, 04/8/2016) – So với những ngành đào tạo có tên gọi quen thuộc, “thời thượng” thì các ngành thuộc nhóm
Kỹ thuật – Công nghệ thường ít được thí sinh, phụ huynh chú ý hơn.
Đôi khi vì tâm lý “đám đông”, ngại tìm hiểu thông tin mà thí sinh bỏ lỡ những ngành học triển vọng dù bản thân có đủ phẩm chất cần thiết.
Một lựa chọn thông minh với thí sinh thời điểm xét tuyển ĐH – CĐ hiện tại là biết được ngành nào phù hợp nguyện vọng và an toàn với số điểm của mình.
![]() tầm nhìn nghề nghiệp, cũng là mở rộng cơ hội trúng tuyển cho mình với những ngành điểm đầu vào không cao, nhưng tiềm năng phát triển tốt. (Ảnh: khu vực tư vấn tại Trụ sở 45 Nguyễn Khắc Nhu, Q.1, Tp. HCM, sáng 01/8/2016) |
Các ngành thuộc nhóm Kỹ thuật – Công nghệ của Văn Lang gồm: ngành Kỹ thuật Phần mềm, Kỹ thuật Công trình Xây dựng, Kỹ thuật Nhiệt, Công nghệ Sinh học và Công nghệ Quản lý Môi trường. Sinh viên thường đùa những ngành này “vào dễ, ra khó”, vì điểm chuẩn đầu vào không cao (nhiều năm chỉ lấy bằng điểm sàn), nhưng chương trình đào tạo yêu cầu khắt khe, đòi hỏi người học phải nghiêm túc, chăm chỉ và yêu thích thật sự mới theo đuổi thành công đến cùng được.
|
Mã ngành : D480103 Tổ hợp môn xét tuyển : Toán, Lý, Hóa | Toán, Lý, Anh | Toán, Văn, Anh |
Rèn kỹ năng qua thực hành nghề nghiệp
Chương trình Kỹ thuật Phần mềm (Software Engineering – SE) được Carnegie Mellon University – đại học hàng đầu nước Mỹ về Kỹ thuật Phần mềm – chuyển giao cho Văn Lang từ năm 2008. Kỹ sư Phần mềm tốt nghiệp tại Văn Lang có thể đảm nhận các khâu trong quy trình phát triển phần mềm như thiết kế, lập trình, kiểm thử; ngoài ra còn có thể quản lý dự án, quản trị rủi ro, đảm bảo chất lượng phần mềm, phát triển các công cụ hỗ trợ. Để đáp ứng nhu cầu nhân lực lớn trong lĩnh vực phần mềm, giữa bối cảnh công nghệ thế giới cập nhật liên tục, sinh viên ngành Kỹ thuật Phần mềm phải trau dồi những kỹ năng nghề nghiệp qua những môn học, dự án thực tế, thảo luận chuyên ngành… |
![]() |
Kỹ năng quản lý thời gian |
![]() |
Kỹ năng làm việc nhóm |
|
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Phần mềm theo chuẩn CMU tại Văn Lang để sinh viên chủ động tiếp cận với khách hàng, tự xây dựng cấu trúc phần mềm, tự quản lý rủi ro… trong suốt thời gian dự án. Ngay từ năm nhất, sinh viên thực hiện các đồ án thực tế, quy mô và độ phức tạp của dự án sẽ tăng dần theo từng học kỳ trong toàn khóa. Bạn Nguyễn Quang Nghĩa, thủ khoa ngành Kỹ thuật Phần mềm khóa 2012-2016 cho biết: Khi “theo” nhiều dự án cùng lúc, mỗi người phải quản lý thời gian thật tốt nhằm đảm bảo tiến độ công việc. Để không bị quá tải, người làm phần mềm phải phân tích được phạm vi dự án: số chức năng, số module cần thiết kế… để đặt deadline cho mỗi phần khối lượng công việc. “Bí kíp” của Nghĩa là lập kế hoạch làm việc càng cụ thể càng tốt, chia nhỏ dự án thành từng “pha” rồi chọn kỹ thuật thực hiện hợp lý. Bên cạnh hiểu biết về công nghệ và kỹ thuật, Kỹ sư Phần mềm cần có sức khỏe tốt để bắt kịp nhịp độ của dự án, của đồng nghiệp và sẵn sàng “tăng tốc” khi có yêu cầu từ khách hàng. Kỹ năng quản lý thời gian là chìa khóa giúp người theo đuổi ngành học này tận dụng nguồn lực cá nhân ở mức tối đa nhưng vẫn giữ được sự bền bỉ, dẻo dai trong quá trình làm việc. |
100% dự án thực hiện trong chương trình học ngành Kỹ thuật Phần mềm được tiến hành theo nhóm. Tại Trường ĐH Văn Lang, các kỹ sư Phần mềm tương lai được hướng dẫn làm việc nhóm một cách bài bản từ các lý thuyết về sự cộng tác và tâm lý cá nhân, đến thực hành qua các bài thuyết trình, các project. Năm thứ ba, các bạn học môn Group Dynamic & Communication trong 90 tiết, tìm hiểu phương pháp khảo sát tính cách, những nguyên tắc phối hợp với đồng nghiệp… Đây là môn học từ chương trình chuẩn CMU, Văn Lang là một trong số ít trường đại học Việt Nam đưa vào giảng dạy chính thức. Kỹ năng làm việc nhóm đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các thành viên và thúc đẩy nhịp độ, hiệu quả dự án. Chuyên môn cá nhân sẽ bị bỏ phí nếu mọi người không tìm được tiếng nói chung khi làm việc. Trần Đại Thành, cựu sinh viên ngành Kỹ thuật Phần mềm khóa 2012-2016, chia sẻ: Trong khoảng 5-6 tuần đầu thực hiện đồ án tốt nghiệp, cả nhóm WINGS của mình có sự xung đột giữa các thành viên, do đó dự án cũng chững lại. Sau một buổi họp, các bạn đã thống nhất được cách trao đổi ý kiến, cùng cố gắng vì đồ án thay vì tranh cãi. Đến ngày bảo vệ, cả hai phiên bản web và mobile app của dự án website đặt chỗ nhà hàng đã được hoàn thành khoảng 80%. |
Đồ án tốt nghiệp – Capstone Project – thực hiện trong 30 tuần, có quy trình như một dự án phần mềm trong thực tế,
là bài tập lớn kiểm tra kỹ thuật và các kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên
ngành Kỹ thuật Phần mềm, Trường ĐH Văn Lang.
(Ảnh: Lễ Bảo vệ đồ án tốt nghiệp, 03/6/2016)
![]() |
Kỹ năng tự học và phương pháp dạy – học Learning by Doing |
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Phần mềm theo chuẩn CMU tại Văn Lang khuyến khích sinh viên tự tìm hiểu kiến thức,
tự cập nhật công nghệ bằng cách nghiên cứu chủ động và tư duy về thế giới phần mềm,
thay vì ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Với phương pháp dạy – học Learning by Doing, giảng viên chỉ đặt vấn đề,
sinh viên phải tìm câu trả lời cho mình, thực hành nghề nghiệp để hòa nhập vào thực tế công nghệ.
Nhiều Kỹ sư Phần mềm tốt nghiệp tại Văn Lang đã chọn cách tiếp tục học tập và làm việc tại nước ngoài,
như Đinh Nguyễn Khôi Nguyên – cựu SV khóa 14 – hiện là học viên Thạc sĩ tại CMU, Phạm Thanh Phát – cựu SV khóa 15 – đang làm việc tại Softfoundry Singapore…
để trau dồi thêm kỹ thuật tại các công ty phần mềm, tìm hướng phát triển riêng cho mình…
Có những cách làm khác nhau, nhưng mục đích chung là giữ tinh thần chủ động cả trong việc sử dụng nguồn lực bản thân và tiếp cận với kiến thức
ngành công nghệ đang cập nhật mới theo từng giây – thói quen được rèn luyện từ những năm theo học tại Văn Lang.
Mã ngành : D520115 Tổ hợp môn xét tuyển : Toán, Lý, Hóa | Toán, Lý, Anh | Toán, Hóa, Anh |
. |
100% sinh viên ra trường có việc làm thu nhập cao
Khoa Kỹ thuật Nhiệt Lạnh (đào tạo ngành Kỹ thuật Nhiệt) là khoa có “dân số” ít nhất trong đại gia đình Văn Lang, “dương thịnh âm suy”. Đây là khoa duy nhất của Trường cam kết đảm bảo việc làm cho tất cả sinh viên sau khi tốt nghiệp. 84,6% Kỹ sư ngành Kỹ thuật Nhiệt tốt nghiệp từ Văn Lang có mức lương khởi điểm từ 10 triệu đồng/ tháng trở lên sau 1 năm tốt nghiệp (theo khảo sát tháng 7/2016 của Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Trường ĐH Văn Lang đối với 100% sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt tốt nghiệp tháng 3/2015). Thực tế, hầu hết các bạn sinh viên Kỹ thuật Nhiệt đã đi làm từ học kỳ 6 (năm ba), nhờ sự hỗ trợ của giảng viên trong khoa. Nhu cầu tuyển dụng từ các công ty trong lĩnh vực này với sinh viên và Kỹ sư tốt nghiệp từ Văn Lang hiện nay khá cao. Khoa Kỹ thuật Nhiệt Lạnh đào tạo sinh viên có thể đảm nhận vị trí tư vấn, thiết kế hệ thống Nhiệt Lạnh – cấp cao nhất trong ngành này. Sinh viên có thể thi công, quản lý hay vận hành hệ thống Nhiệt Lạnh. |
|
![]() |
20 phần mềm chuyên ngành miễn phí |
![]() |
Định hướng đào tạo chất lượng cao |
|
Khi hỏi sinh viên Nhiệt Lạnh thích nhất gì trong chương trình học, câu trả lời phần lớn là: được học miễn phí các phần mềm Autodesk chuyên ngành, sử dụng thành thạo được bộ sản phẩm phục vụ hoàn chỉnh cho thiết kế kiến trúc – kết cấu – cơ điện (AutoCAD, Inventor, Solidworks, Ecotect, CFD Simulation, Revit Architecture, Revit MEP, Trace 700, HAP 4.7,… Ngoài chương trình khung, từ năm nhất, các bạn được đăng ký học miễn phí các phần mềm tại Văn Lang hoặc Trung tâm đào tạo đồ họa cấp cao RED SUN Autodesk. Đây là ưu thế rất lớn để sinh viên Nhiệt Lạnh Văn Lang hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp, có chỗ đứng tốt, tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường lao động, |
Kiến thức đào tạo của ngành Kỹ thuật Nhiệt Văn Lang là kiến thức liên ngành, sinh viên Nhiệt Lạnh đồng thời học và vận dụng được kiến thức căn bản của ngành Kiến trúc và Xây dựng, nhằm phục vụ cho tư vấn thiết kế bền vững. Sinh viên được đào tạo chuyên môn sâu về kỹ thuật tính toán và mô phòng cho ngành Nhiệt Lạnh, Thiết kế Xanh BIM. Đặc biệt từ khóa 22, sinh viên có nguyện vọng học chuyên sâu Công nghệ Phần mềm để phát triển phần mềm Nhiệt Lạnh với các môn học chuyển giao từ ĐH Carnegie Mellon (Mỹ) sẽ được đào tạo miễn phí. Tiếng Anh giao tiếp chuyên ngành cũng được khoa chú trọng tăng cường những năm qua, khuyến khích sinh viên viết và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp bằng Tiếng Anh. |
![]() |
![]() |
Lớp ECOTECT & CFD miễn phí dành cho SV năm ba ngành Kỹ thuật Nhiệt Văn Lang (ảnh trái).
SV ngành Kỹ thuật Nhiệt trình bày ý tưởng trước lớp bằng Tiếng Anh (ảnh phải)
Điểm trúng tuyển vào các ngành Kỹ thuật Phần mềm, Kỹ thuật Nhiệt ở Văn Lang những năm gần đây đều bằng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn).
Năm nay, những bạn đạt điểm số 15.00 có cơ hội trúng tuyển cao vào các ngành này ở Văn Lang.
Điểm đầu vào thấp không đồng nghĩa ngành học không triển vọng, chỉ là phạm vi đối tượng phù hợp với những ngành học Kỹ thuật hạn định rõ ràng hơn.
Ai yêu thích và làm việc đúng theo ngành nghề mình có năng lực thì cơ hội phát triển sẽ rộng mở hơn.
Thí sinh đã nộp hồ sơ ĐKXT đợt 1 vào Trường ĐH Văn Lang có thể kiểm tra tình trạng hồ sơ của mình tại trang Tuyển sinh của Văn Lang (https://tuyensinh.vanlanguni.edu.vn), mục “Xem kết quả” -> “Kiểm tra hồ sơ xét tuyển – đợt 1“. Thí sinh nhập Số báo danh thi THPT quốc gia 2016 hoặc số CMND để xem. Hồ sơ sẽ được cập nhật thêm vào cuối mỗi ngày, từ ba nguồn đăng ký: trực tiếp, trực tuyến và gửi bưu điện. |
|
Bảo Phương