Chào đón khóa SV thứ 4 của chuyên ngành ISM

(TT. Thông tin – Văn Lang, 17/9/2015) – Chuyên ngành Quản trị Hệ thống Thông tin (Information System Management – ISM) được triển khai đào tạo tại Văn Lang từ năm 2012 theo chuẩn chương trình của Carnegie Mellon University – Trường Đại học xếp hạng số 2 tại Mỹ về ISM. Năm nay, tình hình tuyển sinh vào ngành Quản trị Kinh doanh rất khả quan. Ngoài chương trình truyền thống, chuyên ngành ISM là một lựa chọn đầy hứa hẹn cho các bạn SV khóa 21 bắt đầu một con đường nghề nghiệp mới.

Lớp Q-ISM đào tạo chuyên ngành Quản trị Hệ thống Thông tin thuộc Khoa Quản trị Kinh doanh khởi động từ khóa 18 với số lượng SV (hiện tại) tương đối ít ỏi: 32 SV. Chuyên ngành Quản trị Hệ thống Thông tin ban đầu chưa thực sự thu hút SV do tên ngành… lạ quá, ISM có gì đặc biệt mà học phí lại cao hơn ngành Quản trị Kinh doanh truyền thống, học lớp ISM có bị “cô lập” với các bạn SV khác trong khoa không… Những câu hỏi như vậy đã dần được giải đáp qua nhiều kênh thông tin của trường, sự tư vấn của thầy cô trong khoa và Dự án CMU, chương trình thực học của lớp ISM. Số lượng SV các khóa sau tăng dần: lớp ISM khóa 19 có 36 SV, khóa 20 là 45 SV. Năm nay, sau hai đợt tuyển NV1 và NVBS của Trường ĐH Văn Lang, 372 tân SV chính thức “gia nhập” khoa Quản trị Kinh doanh – đây là khóa có sĩ số đông nhất kể từ khi khóa K15Q ra trường – tín hiệu lạc quan cho một lớp Q-ISM khóa 21 mạnh hơn, chất lượng hơn. 

 DH van lang chao don khoa SV thu 4 ISM 015g30 Thứ tư (ngày 17/9/2015), Khoa Quản trị Kinh doanh tổ chức buổi nói chuyện với SV khóa 21 về chuyên ngành Quản trị Hệ thống Thông tin tại Hội trường C001, nhằm định hướng và giải đáp thắc mắc cho các em về xu thế và nhu cầu xã hội, chương trinh đào tạo ngành ISM tại Văn Lang.


Chuyên ngành ISM học gì?

DH van lang chao don khoa SV thu 4 ISM 11Chuyên ngành ISM ngày càng trở nên quan trọng, đáp ứng xu thế và nhu cầu của nền kinh tế tri thức trong thị trường toàn cầu hóa.Chuyên ngành ISM đào tạo nên những người quản lý tích hợp kỹ năng chuyên ngành kinh doanh và kiến thưc nền tảng về kỹ thuật công nghệ thông tin. 
Nền kinh tế hiện toàn cầu hiện tại phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ thông tin, phụ thuộc nhiều hơn vào kết nối thông tin giữa các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức. Việc thu thập và xử lý thông tin hiệu quả là chìa khóa vàng mở ra thành công. SV học Quản trị Kinh doanh truyền thống thường thiếu trải nghiệm công nghệ thông tin trong quản lý. Học chuyên ngành Quản trị Hệ thống Thông tin, SV sẽ học về: 
Cách đưa công nghệ làm việc trong doanh nghiệp/các tổ chức khác. Cấu trúc quản lí tổ chức, từ giám đốc thông tin (CIO) cho tới quản lí cấp trung và quản lí vận hành như người quản lí dự án và quản lí mạng. 
Cách thiết lập kết cấu nền mạng, tiện nghi lưu trữ, cơ sở dữ liệu máy tính, an ninh máy tính và nhiều thứ khác nữa. 
Không chú trọng quá nhiều vào kỹ thuật như khoa học máy tính hay kỹ thuật phần mềm nhưng bạn cần phải có một số tri thức về công nghệ, hiều biết cách nó hoạt động và làm việc cùng với nó.

* Các bài blog về chuyên ngành Quản trị Hệ thống Thông tin của GS. John Vũ – GS. CMU, nguyên Kỹ sư trưởng Tập đoàn Boeing (Thầy Ngô Trung Việt – GV Dự án CMU Văn Lang – dịch) có thể xem tại đây



Những môn học chuyển giao từ CMU

DH van lang chao don khoa SV thu 4 ISM 02Bạn Nguyễn Thanh Đạt – SV năm nhất khoa QTKD – chăm chú lắng nghe thầy cô giới thiệu chuyên ngành và mạnh dạn đặt câu hỏi: CMU có bàn giao hết môn học cho Văn Lang không? Và chất lượng đào tạo tại Văn Lang có bằng CMU không?Năm 2012, Trường ĐH Văn Lang bắt đầu tổ chức đào tạo chuyên ngành Quản trị Hệ Thống Thông tin, trong đó có 9 môn học được giảng dạy theo chương trình của ĐH Carnegie Mellon (CMU, Hoa Kỳ). Các môn học này hầu hết đều được sắp xếp học từ năm hai trở lên, và sử dụng giáo trình Tiếng Anh là chủ yếu. Để hỗ trợ ngoại ngữ cho SV, lớp ISM từ năm nhất được dạy tăng cường Tiếng Anh 8 tiết/ tuần (thay vì 4 tiết/ tuần như các ngành khác). 
Tất cả giảng viên dạy các môn học chuyển giao từ CMU đều đã được CMU tập huấn và cấp chứng chỉ giảng dạy. Sau khi hoàn thành khóa học tu nghiệp trực tiếp tại CMU (Pittsburgh, Mỹ), các giảng viên chương trình CMU tại Văn Lang phải viết báo cáo, trao đổi kinh nghiệm với CMU. Hằng năm, CMU đều xem xét, đánh giá và có ý kiến về công tác giảng dạy của từng giảng viên thông qua dự giờ; từ đó, trình độ giảng viên ngày càng hoàn thiện.


Con đường nghề nghiệp
 

DH van lang chao don khoa SV thu 4 ISM 03– Giám đốc CNTT/ HTTT của tổ chức (CIO, CTO, CSO) 
– Giám đốc đào tạo và xây dựng chuẩn/ quy trình cho doanh nghiệp 
– Giám đóc điều hành doanh nghiệp (CEO) 
– Chuyên viên tư vấn và kiểm định HTTT 
– Trưởng nhóm, quản lý dự án HTTT 
– Kiến trúc sư HTTT 
– Quản lý CNTT, HTTT trong doanh nghiệp 
– Quản lý an ninh, an toàn HTTT 
– Chuyên viên bán hàng, quản lý quan hệ khách hàng. 
– Chuyên viên tư vấn giải pháp HTTT, chuyên viên quản lý cơ sở dữ liệu 
– Chuyên viên phân tích doanh nghiệp Chuyên viên thiết kế HTTT

 

DH van lang chao don khoa SV thu 4 ISM 04MỤC TIÊU và ĐAM MÊ của bạn là gì? 
Chị Phạm Minh Nguyệt – Cưu SV khóa 4 khoa QTKD – hiện là Giám đốc Truyền thông ADIDAS Việt Nam – đã đến chia sẻ cùng đàn em khóa 21 những lời khuyênhữu ích cho 4 năm đại hoc: Khi đi trên một con đường, cần biết đích đến là đâu, từ đó, các bạn chia nhỏ mục tiêu, thiết lập cho từng giai đoạn cụ thể. Yếu tố quyết định thành công chính là mức độ tập trung và đầu tư của bạn cho mục tiêu đã xác định. Muốn vậy, bạn cũng cần có khả năng và đam mê.

 

DH van lang chao don khoa SV thu 4 ISM 05Năm nay, khóa SV “đầu đàn” – K18Q – ISM sẽ tốt nghiệp, cũng là lần “nghiệm thu” thành quả đầu tiên của chuyên ngành ISM đào tạo theo chương trình CMU tại Văn Lang. 
Con đường nghề nghiệp của ngành học Quản trị Hệ thống Thông tin rất rộng mở và nhiều tiềm năng. Hy vọng sự thể hiện của các bạn trong thị trường lao động sẽ tạo dấu ấn riêng khi được thụ hưởng chương trình giáo dục tiên tiến thời đại học, tạo niềm tin cho các khóa đàn em mạnh dạn đăng ký và theo đuổi ngành học thú vị này.

 

Lớp ISM có bị “cô lập” trong khoa QTKD?

DH van lang chao don khoa SV thu 4 ISM 06Bức hình công phu chào đón K21, ghép ảnh anh chị đại diện K18, K19, K20, thể hiện tinh thần đoàn kết của gia đình QTKD.Đó là nỗi lo có thực của những tân SV khoa Quản trị Kinh doanh khi do dự đăng ký chuyên ngành Quản trị Hệ thống Thông tin. Các bạn tưởng tượng rằng, lớp ISM đồng nghĩa với một lớp “ít dân”, học chương trình hoàn toàn riêng biệt và bị “cô lập” trong tập thể SV khoa Quản trị Kinh doanh. Thực tế không phải vậy. SV lớp Q-ISM vẫn học chung với lớp Q1, Q2… ở các môn đại cương. Do đó, thời gian học tập cùng nhau trong năm nhất của các bạn khá nhiều, chưa kể đến thời gian sinh hoạt Đoàn – Hội, các hoạt động SV chung của khoa đều có sự chung tay góp sức của SV các lớp. Do chương trình học có nhiều khác biệt về mục tiêu đào tạo, môn học chuyên ngành nên việc lớp ISM có cảm giác hơi tách biệt với các lớp khác là điều có thật, nhưng cảm giác lạc lõng trong tập thể thì chỉ một số ít bạn gặp phải.

 

Ngoài nỗi lo bị “cô lập”, nhiều bạn còn sợ rằng học chuyên ngành Quản trị Hệ thống Thông tin sẽ rất áp lực, chương trình nặng và khó, sẽ không có thời gian tham gia phong trào SV nhiều. Đừng lo nhé, 3 khóa ISM vừa qua đã có nhiều gương mặt nổi bật trong học tập, rèn luyện, đóng góp cho hoạt động SV của khoa Quản trị Kinh doanh. Trong Ban chấp hành Đoàn – Hội khoa Quản trị Kinh doanh nhiệm kỳ này, có đến 4 đại diện đến từ lớp ISM.

 

DH van lang chao don khoa SV thu 4 ISM 07Lưu Trần Thiên Ân (SV năm 3, lớp K19Q-ISM) là 1 trong 20 gương mặt SV đại diện thăm viếng Đền Hùng 2015.
“Ban đầu vào học, mình thấy bỡ ngỡ với cách dạy – học của nước ngoài, kiểu như “Làm một bài thuyết trình trong… 5 phút”. Dần dần bạn sẽ quen thôi! Việc học cần cân bằng với việc chơi, sinh hoạt xã hội. Một điều mình muốn nhắn nhủ với các bạn K20 đang băn khoăn đăng ký chuyên ngành này là: hãy nhìn vào xu thế thay đổi của thời đại trong quản lý doanh nghiệp.”

 

DH van lang chao don khoa SV thu 4 ISM 08Lê Mỹ Nhàn (SV năm 2, lớp K20Q-ISM) trong Ban chấp hành Đoàn khoa QTKD. Cô bạn cũng từng tham gia tư vấn tuyển sinh tại Trường THPT chuyên Bạc Liêu tháng 3/2015 với vai trò SV Văn Lang. 
“Đến với chuyên ngành ISM, bắt buộc các bạn phải học tập chăm chỉ. Ngành này có lẽ phù hợp với các bạn nữ thích những ngành học thử thách, liên quan đến công nghệ thông tin nhưng không muốn chỉ học lập trình. Các bạn bỏ ngành trước giờ, ngoài lý do cá nhân, hầu như đều do bản thân không cố gắng.”

 

DH van lang chao don khoa SV thu 4 ISM 09Đặng Văn Duyn (SV năm 3, lớp K19Q-ISM) đạt thành tích điểm rèn luyện cao nhất khoa học kỳ 2 năm 2014-2015: 9.4. Duyn hiện là Liên Chi hội phó Khoa QTKD. 
“Một điểm khác trong phương pháp học của SV ngành ISM so với các khoa khác là tụi mình sử dụng trang học trực tuyến của trường rất tích cưc, gần như một lớp học thứ hai. Ngoài ra, các tiết học Anh văn của lớp ISM gấp đôi lớp thường, học thực chất, thi vấn đáp nên vốn tiếng Anh chuyên ngành của tụi mình cải thiện nhiều.” 
(Ảnh: Duyn tư vấn chuyên ngành ISM cho SV năm nhất) 

 DH van lang chao don khoa SV thu 4 ISM 10

 

Tân SV khóa đặt câu hỏi đặt ra với Thầy Hiệu trưởng: – Thầy ơi sao Thẻ sinh viên chỉ ghi năm nhập học mà không ghi năm tốt nghiệp? “Năm tốt nghiệp là do chính các em quyết định. Các em hãy cùng thống nhất mục tiêu chung là: viết được đúng số năm tốt nghiệp trong thẻ sinh viên của mình.” (TS. Nguyễn Dũng – Hiệu trưởng)

 
Bích Phương

Tin tức mới nhất

Ngành Y Khoa

Mã ngành: 7720101 Thời gian đào tạo: 6 năm Văn bằng: Bác sĩ Y khoa Tổ hợp môn: A00: Toán – Lý...

Từ ngày 08 -12/10/2022, tân sinh viên Khóa 28 đăng ký xét Học bổng tuyển sinh

Ngày 08/10, Trường Đại học Văn Lang thông báo bắt đầu nhận hồ sơ xét Học bổng tuyển sinh...

Cầu thủ trẻ CLB Bóng đá Phố Hiến nhập học Trường Đại học Văn Lang

Chiều ngày 29/09/2022, 05 cầu thủ trẻ đến từ CLB Bóng đá Phố Hiến, hiện đang tham dự đội...

Cơ hội trải nghiệm học tập tại Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ) cho sinh viên Văn Lang

Dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Văn Lang và Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ)...

Bài viết liên quan