Giảng viên Văn Lang trở thành Đại sứ TOP GUN 2017 tại Việt Nam

(TT. Thông tin – Văn Lang, ngày 29/12/2016) – Đạt kết quả xuất sắc trong Kỳ sát hạch Công nghệ Thông tin chuẩn Nhật Bản, ThS. Phạm Ngọc Duy – Giảng viên khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Văn Lang – đã trở thành Đại sứ TOP GUN 2017 tại Việt Nam. Những nhận định về công nghệ thông tin trong nước dưới góc nhìn một người trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực kỹ sư phần mềm của ThS. Phạm Ngọc Duy đã thuyết phục hội đồng xét chọn trao danh hiệu này.

Kỳ sát hạch Công nghệ Thông tin theo chuẩn Nhật Bản

van lang 2016 thi chung chi cong nghe thong tin chuan nhat ban FE IP AP 001Các thí sinh tham gia Kỳ sát hạch Công nghệ Thông tin chuẩn Nhật Bản, bài thi Hộ chiếu CNTT (IT Passport – IP), tổ chức tại Trường Đại học Văn Lang, ngày 27/10/2016. Từ năm 2002, Kỳ sát hạch Công nghệ Thông tin (CNTT) được tổ chức tại Việt Nam, với 3 loại hình sát hạch được công nhận tương đương với Nhật Bản: Hộ chiếu CNTT (IT Passport – IP), Kỹ sư CNTT cơ bản (Fundamental Information Technology – FE), Kỹ sư Ứng dụng (Applied Information Technology Engineer – AP). Chứng nhận được Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cấp khi thí sinh vượt qua kỳ sát hạch; có giá trị tương đương với chứng nhận của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cấp cho các thí sinh đỗ sát hạch tại Nhật Bản; được công nhận tại 11 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia hệ thống sát hạch kỹ sư CNTT trong khu vực châu Á (gồm: Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Phillipines, Thái Lan, Đài Loan, Malaysia, Myanmar, Việt Nam).

Tháng 10/2016, Trường Đại học Văn Lang là địa điểm duy nhất tại Tp. Hồ Chí Minh được chọn để tổ chức kỳ thi sát hạch mùa thu. Trong kỳ sát hạch này, toàn quốc có 83/252 thí sinh đậu bài thi IP, 48/170 thí sinh đậu bài thi FE. Riêng tại Văn Lang, 2 Sinh viên chuyên ngành Quản trị Hệ thống Thông tin và 8 Sinh viên ngành Kỹ thuật Phần mềm đã vượt qua bài thi IP; và chỉ có 1 Giảng viên – ThS. Phạm Ngọc Duy, khoa Công nghệ Thông tin – vượt qua bài thi FE.

van lang 2016 thi chung chi cong nghe thong tin chuan nhat ban FE IP AP 002

Chương trình Đại sứ TOP GUN

Từ năm 2015, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản về Công nghệ Thông tin (Information-Technology Promotion Agency, Japan – IPA), bắt đầu triển khai chương trình Đại sứ TOP GUN tại 7 nước: Philippines, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Mông Cổ, Bangladesh, Việt Nam. Ở mỗi nước, IPA chọn 2 đại diện có kết quả xuất sắc nhâttại kỳ sát hạch Công nghệ Thông tin theo chuẩn Nhật Bản (IP, FE, AP) trong năm trước đó. Các đại sứ sẽ tham gia kỳ tập huấn công nghệ thông tin dài 10 ngày tại Nhật Bản, gặp gỡ và thảo luận với các doanh nghiệp công nghệ thông tin Nhật Bản về quản lý dự án, dịch vụ sản phẩm CNTT.

Trong phần phỏng vấn trực tiếp bằng tiếng Anh do đại diện của IPA chủ trì, ThS. Phạm Ngọc Duy đã đưa ra một số nhận định về tình hình CNTT tại Việt Nam. Đây chính là điểm thuyết phục hội đồng xét chọn quyết định trao danh hiệu Đại sứ TOP GUN 2017 tại Việt Nam cho ThS. Phạm Ngọc Duy.

Nhận định về Công nghệ Thông tin tại Việt Nam dưới góc nhìn giáo dục

Tổng số trường đại học, cao đẳng có đào tạo các ngành liên quan đến lĩnh vực CNTT trên cả nước hiện nay là 235/390 trường. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp đều khẳng định, chất lượng lao động CNTT ở mức thấp. Các bạn còn hạn chế ở kỹ năng giao tiếp, trình bày, làm việc nhóm…; khả năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh dẫn đến khả năng cập nhật công nghệ mới hầu như kém.

Thiếu hụt nguồn nhân lực CNTT không phải là vấn đề mới, nhưng tình trạng này đã lên mức báo động đỏ. Theo thông tin của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam – thì: đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu 400.000 nhân lực lĩnh vực CNTT. Trong khi đó, mỗi năm thị trường chỉ cung cấp 32.000 Sinh viên tốt nghiệp CNTT và các ngành có liên quan. Hơn nữa, số có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp không nhiều, nhất là những người có khả năng làm việc tại nước ngoài.

van lang 2016 thi chung chi cong nghe thong tin chuan nhat ban FE IP AP 003ThS. Phạm Ngọc Duy (ngoài cùng, bên phải) và các giảng viên khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Văn Lang, trong đợt tập huấn tại trụ sở Carnegie Mellon University (CMU, Hoa Kỳ), tháng 7/2014.

Chương trình đào tạo CNTT tại các trường ĐH-CĐ cần phải thay đổi, cập nhật thường xuyên theo thực tế phát triển công nghệ: 

  • Tăng thời lượng thực hành trong môn học để tăng cường kỹ năng cho Sinh viên.
  • Cập nhật nội dung môn học theo các công nghệ mới nhất.
  • Tham khảo, so sánh với các chương trình tương đương ở các nước phát triển.
  • Các trường cần bổ sung các chuẩn CNTT quốc tế vào chuẩn đầu ra cho chương trình học nhằm định hướng xây dựng chương trình đào tạo và nâng tầm chuẩn đầu ra để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

ThS. Phạm Ngọc Duy – Giảng viên khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Văn Lang, sẽ là một trong hai Đại sứ TOP GUN Việt Nam năm 2017. ThS. Phạm Ngọc Duy sẽ tham dự chương trình tập huấn tại Nhật Bản từ ngày 19/02 đế ngày 02/3/2017. Thành công của ThS. Phạm Ngọc Duy là niềm vui của cá nhân, đồng thời là sự khích lệ của tập thể Giảng viên, Sinh viên Văn Lang. Phía trước là một chặng đường dài để Giảng viên, Sinh viên Văn Lang tiếp cận với tiêu chuẩn nghề nghiệp quốc tế.

Bảo Linh
Ảnh: Khoa Công Nghệ Thông Tin

{loadmodule mod_related_items,Tin liên quan}

Tin tức mới nhất

Ngành Y Khoa

Mã ngành: 7720101 Thời gian đào tạo: 6 năm Văn bằng: Bác sĩ Y khoa Tổ hợp môn: A00: Toán – Lý...

Từ ngày 08 -12/10/2022, tân sinh viên Khóa 28 đăng ký xét Học bổng tuyển sinh

Ngày 08/10, Trường Đại học Văn Lang thông báo bắt đầu nhận hồ sơ xét Học bổng tuyển sinh...

Cầu thủ trẻ CLB Bóng đá Phố Hiến nhập học Trường Đại học Văn Lang

Chiều ngày 29/09/2022, 05 cầu thủ trẻ đến từ CLB Bóng đá Phố Hiến, hiện đang tham dự đội...

Cơ hội trải nghiệm học tập tại Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ) cho sinh viên Văn Lang

Dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Văn Lang và Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ)...

Bài viết liên quan