Trong thời đại 4.0, Green Building là mục tiêu phát triển lâu dài của Thế giới. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp cũng nhanh chóng lồng ghép các chương trình tiết kiệm năng lượng, quy hoạch đô thị và giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường vào chiến lược phát triển xây dựng. Động thái này cho thấy, Chính phủ và người dân Việt Nam rất quan tâm đến môi trường và luôn tích cực thay đổi thói quen cho phù hợp với xu thế thời đại.

Cũng trong thời gian gần đây, trào lưu xây dựng Green Building tại Việt Nam diễn ra khá rầm rộ. Từ các dự án bình dân đến các dự án cao cấp đều được “gắn mác” Green Building để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, để đạt được chứng nhận Green Building, các dự án phải trải qua nhiều giai đoạn từ khâu chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng, vật liệu… đến khi sử dụng và tháo dỡ.

Hiểu đúng về khái niệm Green Building

Green Building được dịch sang tiếng Việt là Công trình Xanh. Theo Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (United States Green Building Council – USGBC) nhận định: “Công trình xanh là những công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu. Đồng thời, chúng được thiết kế và sử dụng các biện pháp giảm thiểu tối đa các tác động xấu tới môi trường và sức khỏe con người”.

Đối với Hội đồng Công trình xanh Thế giới (WGBC): “Công trình Xanh là công trình trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành giảm thiểu các tác động xấu và có thể tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu và môi trường sống. Công trình Xanh bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và nâng cao chất lượng cuộc sống”.


Green Building – Khái niệm mới của công trình thời đại 4.0

Trên cở sở đó, WGBC đã đưa ra một loạt tiêu chí tạo nên ngôi nhà “xanh”:

  • Sử dụng hiệu quả năng lượng, nước và các tài nguyên khác
  • Sử dụng năng lượng thay thế (VD: năng lượng mặt trời)
  • Có giải pháp hạn chế ô nhiễm, phế thải và tái chế, tái sử dụng
  • Đảm bảo chất lượng không khí của môi trường bên trong công trình
  • Sử dụng vật liệu không độc hại, có trách nhiệm và bền vững
  • Tính đến yếu tố môi trường trong thiết kế, thi công và vận hành
  • Tính đến chất lượng cuộc sống trong thiết kế, thi công và vận hành
  • Thiết kế đảm bảo phù hợp với biến đổi của môi trường

Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC) định nghĩa: “Công trình Xanh là công trình đạt được hiệu quả  cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên”. Với 5 tiêu chí đánh giá cụ thể như sau:

  • Địa điểm bền vững
  • Sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả
  • Chất lượng môi trường sống trong nhà
  • Kiến trúc tiên tiến, bản sắc
  • Mang tính Xã hội – Nhân văn bền vững

 

Green Building – Từ một làn sóng đến cuộc cách mạng thời đại 4.0

Hiện nay, cả thế giới đang đứng trước các cuộc khủng hoảng lớn về sinh thái và môi trường. Điều này, thể hiện rõ rệt nhất qua các đợt thiên tai, lũ lụt, hạn hán… do “biến đổi khí hậu” gây ra. Các hiện tượng đang ngày càng trở nên trầm trọng và đe dọa đến cuộc sống của người dân trên toàn cầu.

Trước tình hình đó, năm 1987, Liên Hợp quốc đã tổ chức Hội nghị toàn cầu đầu tiên về “Môi trường và phát triển”. Vào năm 1992, Liên Hợp quốc tiếp tục tổ chức Hội nghị Môi trường và Phát triển, với sự tham gia của 162 quốc gia và cùng chung tay ký kết Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Tại Việt Nam, Chính phủ đã phê duyệt Công ước “Chương trình phát triển bền vững quốc gia” vào tháng 11/1994.

Với hàng loạt các chương trình và chính sách khuyến khích về môi trường. Đồng thời, lượng khí CO2 thải ra môi trường do các hoạt động xây dựng đã ảnh hưởng trầm trọng đến khí hậu. Chính vì vậy, năm 1990-1995, Phong trào Công trình xanh được ra đời và hoạt động có hiệu quả. Phong trào góp phần nâng cao ý thức của toàn cầu về biến đổi khí hậu.

Sau 10 năm thực hiện các tiêu chí Công trình xanh, các dự án xây dựng của Mỹ được cấp chứng chỉ CTX vào năm 2000 là 1.500 công trình và năm 2006 là 5.000 công trình. Các dự án này đã giúp Mỹ tiết kiệm được 30-50% nước và năng lượng. Tại Đài Loan, sau 7 năm thực hành Công trình xanh (2000-2007) đã tiết kiệm được 432 triệu kWh điện và giảm khoảng 285.000 tấn CO2. Vì các lợi ích do Công trình xanh mang lại, nên phong trào Công trình xanh không còn là một làn sóng mà là cuộc cách mạng to lớn góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Tại Việt Nam, số lượng các dự án đạt được các tiêu chí “XANH” là 104 (tính đến năm 2018). Mặc dù chưa nhiều, nhưng với các chính sách khuyến khích của chính phủ và ý thức bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp tin rằng số lượng CTX sẽ gia tắng gấp nhiều lần.

Nhận thấy được lợi ích to lớn cho Green Building mang lại và nhu cầu nhân lực trong ngành này của Việt Nam, Trường Đại Học Văn Lang tiên phong trong công tác xây dựng các chương trình giảng dạy và đào tạo ngành Thiết kế xanh. Sinh viên trải qua quá trình đào tạo của trường có thể đảm đương các chức vụ: Kỹ sư thiết kế và thi công công trình Xanh, Kỹ sư môi trường, Kỹ sư quản lý và giám sát công trình, Chuyên gia quản lý các dự án công trình xanh (Green building project manager), chuyên viên cấp phép môi trường trong các sở ban ngành, thẩm tra quy hoạch môi trường (Environmental plan reviewer),… với mức lương hấp dẫn.

Sinh viên có thể học chuyên ngành Thẩm mỹ tại Đại học Văn Lang

(P.TS&TT – Văn Lang, 13/8/2020) – Năm 2020, Trường Đại học Văn Lang mở nhiều ngành đào tạo tiên phong lần đầu tiên có mặt tại...

Ngành Văn học ứng dụng khởi động kết nối chương trình đào tạo của các trường đại học Pháp

Ngày 05/12/2018, Ngành Văn học ứng dụng Trường Đại học Văn Lang đã đến thăm và làm việc về chương trình hợp tác với...

Hội thảo khoa học ngành Văn học ứng dụng – khát vọng cải cách đào tạo ngành Văn học bậc đại học

Sáng ngày 04/6/2019, Khoa Xã hội & Nhân văn Trường Đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo Khoa học ngành Văn học (Ứng dụng) tại phòng...