Hành trình Gốm của sinh viên năm 2 ngành Tạo dáng

(TT. Thông tin – Văn Lang, 23/6/2015) – Tập thể SV năm 2 ngành Tạo dáng (K19TD) của khoa Mỹ thuật Công nghiệp đang trải qua một mùa hè thật khác tại xưởng gốm ở Cù Lao Phố (Biên Hòa, Đồng Nai). Hành trình 30 ngày đội nắng dầm mưa thực hiện Đồ án Gốm được các bạn lưu giữ từng ngày qua những tấm hình đầy cảm xúc – cuốn album kỷ niệm mang tên “Hành trình Gốm”.

Đồ án tạo dáng sản phẩm Gốm, Sứ dành cho SV năm 2 ngành Thiết kế Công nghiệp tương đương 5 đơn vị học trình, bắt đầu từ ngày 17/4 đến cuối tháng 6/2015. Cả thời gian từ lúc lên bản thiết kế đến ra xưởng mất gần 1 tháng 15 ngày. Trong giai đoạn đầu, SV được trang bị nền tảng lý thuyết về lịch sử nghề gốm Việt Nam truyền thống – hiện tại, những tác phẩm gốm sứ nổi tiếng thế giới, quá trình sản xuất gốm sứ, thị trường gốm sứ. Ở giai đoạn nghiên cứu, SV được hướng dẫn hình thành ý tưởng và thiết kế mẫu prototype. Khi bản vẽ thiết kế được duyệt, SV bắt đầu thực hành ở xưởng gốm và tạo ra sản phẩm thực tế theo tỉ lệ 1:1. Năm nay, lớp K19TD thực hành tại 3 xưởng gốm: xưởng tạo hình gốm, xưởng rót khuôn, xưởng lên men, trang trí ở Cù Lao Phố (Biên Hòa, Đồng Nai).

DH Van lang Gomsu 01Đây là xưởng rót gốm, một trong ba nơi SV Tạo Dáng thực hiện đồ án, nằm cách xưởng gốm Hiệp Thành khoảng 3km đi qua cầu Hóa An, trên con đường Huỳnh Mẫn Đạt, Đồng Nai. Tại nơi đây chúng tôi sẽ đem khuôn được làm từ xưởng làm đất qua đây phơi để rót khuôn thành phẩm, phơi đến khi khô và gia công. 

DH Van lang Gomsu 02Sống và làm việc cùng các cô chú thợ thủ công trong xưởng, chúng tôi mới trải nghiệm cảm giác làm việc trong điều kiện chật hẹp, thiếu ánh sáng, nhiệt độ nóng do lò nung tại xưởng men. Vất vả vô cùng mà cũng say mê vô cùng!

Ngoài giảng viên phụ trách môn là thầy Thái Long Quân và thầy Nguyễn Phú Hậu thì chú Trung – quản lý xưởng gốm Hiệp Thành là “sư phụ” truyền giảng, quyết định khâu kiểu dáng phác thảo được đưa lên làm đất và tạo hình hay không.

DH Van lang Gomsu 03Sau những ngày ăn dầm nằm dề ở xưởng gốm, những dụng cụ ở đây đã trở thành thân thuộc. Chúng tôi thích ngắm hình ảnh trắng tinh của thạch cao hòa với ánh sáng, loại men tự nhiên dùng để tráng lên trang trí sản phẩm gốm, chiếc bàn xoay thủ công để nặn và tạo dáng đất…

DH Van lang Gomsu 04“Trăm nghe không bằng một thấy”. Tận mắt thực địa những người thợ thủ công, đặc biệt là các tiền bối cao tuổi thuần thục thực hiện quy trình làm ra sản phẩm gốm: lên đất làm theo mẫu phác thảo, đổ thạch cao, làm khuôn, đổ khuôn, gia công sản phẩm, khắc trổ, tráng men, nung. Công đoạn nào dứt khoát công đoạn nấy, tuyệt đối không được lơ là!

DH Van lang Gomsu 05Đằng sau những họa tiết khắc trổ tinh xảo là bàn tay lấm lem màu của người thợ thủ công. Chúng tôi cảm phục những đôi tay chai sạn mà khéo léo ấy đã làm nên sự hoàn mỹ, sang trọng cho sản phẩm gốm.

DH Van lang Gomsu 04“Trăm thấy không bằng một… thử”. Nếm trải cảm giác gia công mẫu giữa trời nắng oi bức tại xưởng rót, chúng tôi thấm thía nhiều bài học quý về thái độ làm việc, sự nâng niu “đứa con tinh thần” và tình yêu gốm sứ.

Đầu chuyến thực tập, lớp K19TD vẫn còn vướng 3 môn thi các môn tập trung tại trường nên phải đi đi về về giữa Sài Gòn – Đồng Nai 3 ngày/ tuần. Sau khi thi xong, chúng tôi dọn về xưởng gốm “bám rễ” luôn, một nhóm (khoảng 15 bạn) thuê nhà trọ gần xưởng gốm để tiện thực hành. Kỷ niệm bên nhau hơn 30 ngày đong đầy theo từng ngày…

DH Van lang Gomsu 07Những mẫu cốt do chúng tôi phác thảo đã dần thành hình thành dạng. Sau khi đem nung, những sản phẩm gốm sứ được kỳ vọng có tính thẩm mỹ và có giá trị kinh tế sẽ ra lò. Sản phẩm thiết kế chiếm 70% tổng số điểm Đồ án tạo dáng sản phẩm Gốm, Sứ, phần còn lại là điểm quá trình và điểm báo cáo. Với chúng tôi, điểm số ghi nhận nỗ lực cá nhân, nhưng thật sự không ý nghĩa bằng những câu chuyện gốm sự nặng tình bên nắng mưa…

DH Van lang Gomsu 09


Chuyến hành trình hơn một tháng rèn cho chúng tôi sự đoàn kết, tính kiên trì, khám phá nhiều điều mới hơn, hay hơn. Qua Đồ án tạo dáng sản phẩm Gốm, Sứ, chúng tôi được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm cũng như nâng cao tay nghề, tư duy sáng tạo rõ hơn về các sản phẩm gốm sứ. Quả thực, để sáng tạo nên những sản phẩm gốm sứ mang tính công nghiệp và thẩm mĩ cao, sự tài hoa cần có, và sự vất vả phải có!

Chúng em xin chân thành cám ơn Khoa Mỹ thuật Công nghiệp Văn Lang, Thái Long Quân, thầy Nguyễn Phú Hậu đã nhiệt tình hướng dẫn Đồ án tạo dáng sản phẩm Gốm, Sứ. Chúng con xin cám ơn các cô chú, các thợ thủ công đã ân cần chỉ dạy và góp ý hoàn thành tốt đồ án đầy thú vị này. Hành trình Gốm – Hành trình 30 ngày là một dấu ấn đẹp trong quãng đời sinh viên của tập thể K19TD.             

                                                                                                                                                           Tập thể K19T

                                                                                                                                                        Ảnh: Cao Hà Duy

Tin tức mới nhất

Ngành Y Khoa

Mã ngành: 7720101 Thời gian đào tạo: 6 năm Văn bằng: Bác sĩ Y khoa Tổ hợp môn: A00: Toán – Lý...

Từ ngày 08 -12/10/2022, tân sinh viên Khóa 28 đăng ký xét Học bổng tuyển sinh

Ngày 08/10, Trường Đại học Văn Lang thông báo bắt đầu nhận hồ sơ xét Học bổng tuyển sinh...

Cầu thủ trẻ CLB Bóng đá Phố Hiến nhập học Trường Đại học Văn Lang

Chiều ngày 29/09/2022, 05 cầu thủ trẻ đến từ CLB Bóng đá Phố Hiến, hiện đang tham dự đội...

Cơ hội trải nghiệm học tập tại Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ) cho sinh viên Văn Lang

Dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Văn Lang và Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ)...

Bài viết liên quan