Hội thảo “Logistics and Supply Chain Management”

(TT. Thông tin – Văn Lang, 22/4/2013) – Sáng 14/4/2013, Hội thảo “Logistics and Supply Chain Management” diễn ra tại Phòng C602, Cơ sở 2 của trường. Hội thảo thu hút đông đảo sinh viên các ngành kinh tế của trường tham gia.

Đến với Hội thảo, sinh viên được lắng nghe những câu chuyện thú vị, những chia sẻ nhiệt tình từ những vị khách mời giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Logistics ở Việt Nam: Ông Nguyễn Hồng Khanh – Giám đốc Phát triển kinh doanh APL Logistics, Chủ tịch Hội đồng thành viên Intergread Logistics; Ông Trần Chí Dũng – Trưởng ban Đào tạo Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics, Thành viên Ban Giáo dục & Đào tạo Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận & logistics ASEAN.


Logistics and Supply Chain Management – Vòng tròn kinh doanh

Có câu “thương trường như chiến trường”, với Logistics, câu nói này cần phải điều chỉnh một chút: “thương trường từ chiến trường”. Thời chiến tranh cổ đại, gốc từ này được sử dụng để chỉ những chiến binh chu cấp và phân phối vũ khí cho quân đội trong quá trình hành quân. Từ hệ thống quản lý, phân phối đó, ứng dụng logistics dần trở nên phổ biến trong đời sống kinh doanh và hiện tại, logistics dùng để chỉ một lĩnh vực nghề nghiệp quan trọng của nền kinh tế. Chúng ta có thể “quen” với “Logistics and Supply Chain Management” bằng cách Việt hóa là “Quản trị Hậu cần & Chuỗi cung ứng”; nhưng để thực sự “hiểu” về Logistics and Supply Chain Management thì cần có những câu chuyện cụ thể và sinh động về chính quá trình làm việc, hoạt động thực sự trong lĩnh vực này từ những vị khách mời.

 

DH van lang hoi thao Logistics and Supply Chain Management 01Cùng với công tác đào tạo, trường ĐH Văn Lang luôn chú trọng đến công tác hướng nghiệp cho sinh viên. Hội thảo “Logistics and Supply Chain Management” là một trong số những hoạt động mang tính chất định hướng; từ đây, sinh viên có thể hiểu cặn kẽ về ngành nghề, tiếp xúc với doanh nghiệp, và có kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp trên cơ sở hiểu những yêu cầu thực tế do doanh nghiệp đưa ra.

 Thử vẽ một vòng tròn của quá trình kinh doanh: Khai báo hải quan và nhập hàng từ cảng; Dỡ hàng hóa từ cảng; Quản lý tồn kho, dự trữ tài nguyên; Nhận đơn hàng; Đóng gói sản phẩm; Vận chuyển, phân phối và Giao hàng. Kết nối, tối ưu hóa những khâu nói trên bằng một vòng tròn thông minh, với chiến lược quản trị hiệu quả chính là công việc của người làm Logistics. Đó là lý do vì sao “logistics” thực sự là một danh từ số nhiều.

Đụng chạm đến tất cả các hoạt động chi tiết của quy trình kinh doanh, ngành Logistics yêu cầu cao về khả năng tổng hợp, kết hợp các kiến thức, kỹ năng thương mại (sản xuất, kinh doanh, , tài chính, công nghệ,…). Xuyên suốt trong quá trình kinh doanh, từ khi xây dựng chiến lược đến khâu hoàn thành, ngành Logistics đòi hỏi bản lĩnh, sự nhạy bén trong việc hoạch định, thực hiện và kiểm soát công việc. Đó là lý do vì sao bạn phải học đúng chuyên ngành, trang bị đủ kiến thức, kỹ năng khi chọn lựa ngành nghề Logistics: kinh doanh không hề là một số đơn, nó là hệ tính toán phức tạp gồm nhiều phép tính.

Hiện nay, ở Việt Nam, đa số các doanh nghiệp vận tải chỉ mới tham gia vào khâu vận chuyển và phân phối hàng hóa; các khâu còn lại do đơn vị khác thực hiện. Về năng lực, các doanh nghiệp vận tải Việt Nam có đủ khả năng thực hiện; nhưng về tính chuyên nghiệp và khả năng hoạch định, đề xuất chiến lược, các doanh nghiệp vẫn còn khá chật vật. Ở nước ngoài, mô hình dịch vụ vận tải trọn gói Logistics and Supply Chain Management khá phổ biến, mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Chính vì vậy, tìm hiểu, học tập và đưa vào kinh doanh dịch vụ này là động lực mới để phát triển nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập.

Logistics and Supply Chain Management – Ngành tiềm năng
Tại Hội thảo, những vị khách mời giới thiệu những vị trí công việc hấp dẫn; giải đáp những thắc mắc của sinh viên về lĩnh vực Logistics and Supply Chain Management. Định hướng ban đầu này sẽ giúp các bạn có cái nhìn sáng rõ hơn về ngành, đồng thời, có những chuẩn bị kỹ lưỡng hơn để phát triển nghề nghiệp và thành công trong tương lai.

 

DH van lang hoi thao Logistics and Supply Chain Management 02Các bạn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Logistics and Supply Chain Management có thể làm việc tại cảng, ga hàng hóa với công việc cụ thể nằm trong dây chuyền: vận tải, lưu kho, giao nhận hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng. Tính chất hội nhập của nền kinh tế; giao thông vận tải đường biển phát triển ở Việt Nam, sự mới mẻ của dịch vụ vận tải trọn gói đa phương thức quốc tế và con số hơn 600 doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hóa là những điều kiện cơ bản để các bạn có thể tin tưởng vào cơ hội việc làm sau này.

Ông Trần Chí Dũng – Trưởng ban Đào tạo Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics, khách mời của chương trình – đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Logistics đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu nhân lực lớn của ngành này tại Việt Nam.

 

Thêm nữa, từ năm 2014, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ được phép tham gia kinh doanh dịch vụ Logistics tại Việt Nam. Cánh cửa nghề nghiệp càng rộng mở hơn khi các bạn có thể phát triển trong môi trường kinh doanh nước ngoài, đồng thời, sự thử thách đặt ra cho các bạn cũng nhiều hơn. Để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất, theo các khách mời, yêu cầu mà doanh nghiệp về logistics đưa ra cho ứng viên là: Có khả năng lập kế hoạch, linh hoạt, nhạy bén, điều phối tốt; Có kỹ năng tính toán; Chấp nhận bắt đầu từ con số “0”; Có tầm nhìn xa để dung hòa, điều chỉnh theo nhu cầu thị trường; Có khả năng phân tích, đánh giá thị trường; đặc biệt, ngoại ngữ phải tốt.

Hiện tại, các bạn học chuyên ngành Logistics and Supply Chain Management có thể “nhắm” cho mình một vị trí việc làm ở các công ty, các bộ phận về logistics như: Pacific Star Logistics, Voltrans Logistics, Hệ thống kho phân phối cảng cạn ICD, Bee Logistic Corperation, Hệ thống gom hàng container CFS,…

Ở Việt Nam, Logistics and Supply Chain Management là một ngành nghề khá mới mẻ và đầy tiềm năng. Tuy nhiên, hiện tại, số trường có đào tạo chuyên ngành Logistics còn hạn chế; các bạn trẻ còn thiếu thông tin miêu tả công việc và cơ hội nghề nghiệp thuộc lĩnh vực Logistics.

Bắt kịp những mong đợi và nhu cầu thực tế của thị trường lao động, từ năm 2012, trường ĐHDL Văn Lang đã mở thêm chuyên ngành Logistics thuộc khoa Thương mại. Hội thảo là hoạt động cần thiết để cung cấp những thông tin bổ ích, định hướng phát triển nghề nghiệp cho sinh viên ngành học này nói riêng và sinh viên các ngành gần nói chung.

Duy Trương – Vi Thảo

Tin tức mới nhất

Ngành Y Khoa

Mã ngành: 7720101 Thời gian đào tạo: 6 năm Văn bằng: Bác sĩ Y khoa Tổ hợp môn: A00: Toán – Lý...

Từ ngày 08 -12/10/2022, tân sinh viên Khóa 28 đăng ký xét Học bổng tuyển sinh

Ngày 08/10, Trường Đại học Văn Lang thông báo bắt đầu nhận hồ sơ xét Học bổng tuyển sinh...

Cầu thủ trẻ CLB Bóng đá Phố Hiến nhập học Trường Đại học Văn Lang

Chiều ngày 29/09/2022, 05 cầu thủ trẻ đến từ CLB Bóng đá Phố Hiến, hiện đang tham dự đội...

Cơ hội trải nghiệm học tập tại Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ) cho sinh viên Văn Lang

Dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Văn Lang và Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ)...

Bài viết liên quan