Việc phát triển kinh doanh theo xu hướng toàn cầu hóa được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Bên cạnh những cơ hội đầu tư, doanh nghiệp cũng gặp nhiều thách thức, đòi hỏi phải có quá trình phân tích môi trường và biện pháp phát triển phù hợp với thời đại. Trong đó, môi trường doanh nghiệp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh. Môi trường doanh nghiệp được chia làm hai nhóm chính: môi trường nội bộ và môi trường bên ngoài.

Môi trường bên ngoài là các yếu tố vĩ mô như xã hội, môi trường tự nhiên, xu hướng kinh tế… có ảnh hưởng đến hướng đi và sự phát triển của doanh nghiệp. Việc phân tích môi trường bên ngoài sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được những cơ hội, nguy cơ mà doanh nghiệp sẽ gặp phải khi tham gia hoạt động ở một lĩnh vực cụ thể. Đồng thời, doanh nghiệp có định hướng, chiến lược và chủ động khắc phục khi có sự cố thương trường. Trong bối cảnh hiện nay, môi trường bên ngoài ngày càng biến động phức tạp và liên tục. Để có thể ứng phó kịp thời, đòi hỏi các nhà quản lý phải thường xuyên đánh giá và nắm bắt thông tin kịp thời.

Môi trường nội bộ là môi trường bên trong của tổ chức, bao gồm các yếu tố, các điều kiện mà tổ chức có khả năng kiểm soát. Cũng như, những yếu tố phản ánh nội lực, thể hiện bản sắc riêng của từng doanh nghiệp.

Mối liên hệ giữa môi trường bên ngoài và kinh doanh

Phát triển kinh doanh, kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người thông qua việc sản xuất của cải vật chất, cải thiện mối quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa… Trong đó, môi trường là địa bàn, đối tượng cho sự phát triển kinh doanh. Ngược lại, phát triển kinh doanh là nguyên nhân tạo nên các biến đổi môi trường.

Trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, cùng dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, phế thải… Các hoạt động này luôn tác động đến môi trường tự nhiên, thậm chí gây ra ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Mặc khác, môi trường tự nhiên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các doanh nghiệp như cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ra thảm họa hoặc các đợt thiên tai. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải cân bằng giữ hoạt động kinh doanh và các động thái đi kèm nhằm bảo vệ môi trường sống.


Quản trị Môi trường doanh nghiệp – Ngành học quan trọng trên thế giới đã được đào tạo lần đầu tiên tại Việt Nam

Tìm hiểu về ngành Quản trị Môi trường Kinh doanh

Quản trị Kinh doanh là người giám sát các hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: thực hiện – quản lý hoạt động doanh nghiệp; đưa ra các quyết định về nhân sự, nguồn lực kinh tế… và chỉ đạo các hoạt động khác nhằm hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp. Quản trị Môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia.

Hiện nay, cả thế giới đang theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và sáng tạo các biện pháp, hoạt động kinh doanh có lợi cho môi trường. Chính vì vậy, các doanh nghiệp lớn trên thế giới luôn đề xuất các chiến lược phát triển kinh doanh đi đôi với bảo vệ môi trường. Đồng thời, doanh nghiệp luôn cần nguồn nhân lực có hiểu biết về môi trường và phát triển bền vững.

Nhìn thấy được nhu cầu về ngành, các trường Đại học lớn trên thế giới đã tiến hành đào tạo ngành Quản trị Môi trường Kinh doanh như: Trường ĐH James Cook – Úc: Bachelor of Business and Environmental Science; Viện Công nghệ Florida – Mỹ: Bachelor of Business and Environmental Studies; Trường ĐH Queen Mary London – Anh: Bachelor of Environmental Science and Business Management. Ngoài hình thức đào tạo kết hợp hai lĩnh vực chuyên môn trong một ngành như các trường kể trên, một số trường Đại học khác đào tạo kết hợp lĩnh vực môi trường và quản trị kinh doanh theo hình thức văn bằng đôi bậc đại học như Trường ĐH Griffith – Úc: Bachelor of Environmental Science/ Bachelor of Business; Trường ĐH RMIT – Úc: Bachelor of Environmental Science/ Bachelor of Business – Management.

Tại Việt Nam, chính phủ luôn chủ trương và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển theo hướng “XANH”. Nhằm mang đến những giá trị thiết thực cho môi trường và xã hội, mỗi doanh nghiệp luôn đưa “trách nhiệm xã hội” vào phương châm hoạt động. Theo đó, nhu cầu quản trị môi trường và quản trị kinh doanh luôn được lòng ghép với nhau. Hiện tại, hầu hết doanh nghiệp đều cần đội ngũ kỹ sư cố vấn, quản trị môi trường, tập huấn và nâng cao kiến thức môi trường cho doanh nghiệp… Tuy nhiên, Việt Nam chưa có trường Đại Học đào tạo liên ngành Quản trị Môi trường Doanh nghiệp, nên các vị trí quản trị kinh doanh thường kiêm thêm khía cạnh môi trường và ngược lại. Đôi khi, doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí để thuê quản trị doanh nghiệp và quản trị môi trường cùng lúc.

Hiểu được tình thế và nhu cầu nhân sự của các doanh nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Văn Lang đi đầu xu thế đào tạo ngành Quản trị Môi trường Kinh doanh – Ngành học “hot” của cả thế giới. Chương trình đào tạo kết hợp và lồng ghép lĩnh vực quản trị môi trường trong quản trị doanh nghiệp. Đồng thời, thông qua các chương trình thực tập, đồ án, dự án… sinh viên sẽ có thêm kiến thức, tư duy phản biện và đáp ứng được các yêu cầu tuyển dụng thực tế của doanh nghiệp.

Sinh viên có thể học chuyên ngành Thẩm mỹ tại Đại học Văn Lang

(P.TS&TT – Văn Lang, 13/8/2020) – Năm 2020, Trường Đại học Văn Lang mở nhiều ngành đào tạo tiên phong lần đầu tiên có mặt tại...

Ngành Văn học ứng dụng khởi động kết nối chương trình đào tạo của các trường đại học Pháp

Ngày 05/12/2018, Ngành Văn học ứng dụng Trường Đại học Văn Lang đã đến thăm và làm việc về chương trình hợp tác với...

Hội thảo khoa học ngành Văn học ứng dụng – khát vọng cải cách đào tạo ngành Văn học bậc đại học

Sáng ngày 04/6/2019, Khoa Xã hội & Nhân văn Trường Đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo Khoa học ngành Văn học (Ứng dụng) tại phòng...