Vì sao cần áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp ?

Ngành nông nghiệp luôn là một trong những thế mạnh của Việt Nam, theo đó mà mức độ cạnh tranh trong ngành cũng ngày càng cao hơn. Đặc biệt là trong thời kì biến đổi khí hậu mạnh mẽ gây ảnh hưởng không ít đến nền nông nghiệp truyền thống. Con người luôn phải không ngừng phát triển và tư duy để có thể ngày một nâng cao quy trình sản xuất, tạo ra được các sản phẩm chất lượng và mang về nguồn lợi nhuận cao. Song song đó, thiên nhiên cũng đang dần phải đối mặt với rất nhiều những nguy cơ gây ô nhiễm và thiệt hại một cách nghiêm trọng, ta cần đưa ra những giải pháp cấp bách để vừa có thể nâng cao sản xuất vừa giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường. Vì vây, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đang là một xu hướng tất yếu để tạo ra những bước đột phá mới cho nền nông nghiệp nước ta.


( Công nghệ khí canh trong nông nghiệp hướng tới nền nông nghiệp xanh và hiện đại )

Nông nghiệp đã chuyển đổi số như thế nào khi được áp dụng Công nghệ ?

Đất nước của chúng ta nói chung và ngành Nông nghiệp nói chung đang dần chuyển mình vào giai đoạn mới, luôn phát triển và tạo ra cho mình những biến đổi tích cực, bắt kịp với thời đại công nghệ 4.0, vươn mình hội nhập quốc tế. Vì thế, chuyển đổi số (Digital Transformation) đã dần xuất hiện trong Nông nghiệp làm thay đổi cách thức vận hành, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị cao cho khách hàng. Theo đó, sản lượng nông nghiệp cũng có những tiêu chuẩn khác nhau.

Người dân dần quan tâm tới những sản phẩm nông nghiệp chất lượng, sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn hơn để thưởng thức những sản phẩm sạch và an toàn. Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) đang ngày càng được mở rộng và tiếp cận được nhiều người hơn đã mang lại rất nhiều sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng tốt phục vụ người tiêu dùng. Vì thế người sản xuất cũng cần khai thác tốt vấn đề chất lượng sản phẩm theo những tiêu chuẩn này để có thể tiêu thụ được chứ không chỉ dừng lại ở mức chạy đua theo sản lượng để tăng doanh thu cho mình.


(mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap của người sản xuất)

Nhà nước cũng đang dần quan tâm và thực hiện nhiều chính sách để khuyến khích người dân phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Theo ông Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho biết: Trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam đã nghiên cứu và chuyển giao vào sản xuất hàng trăm quy trình kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp.

Bên cạnh đó, nước ta còn hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến, thu hoạch những giá trị mới cho nông sản, giúp sản phẩm tươi và an toàn hơn, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu rau quả ở Việt Nam tăng nhanh, nhiều loại nông sản còn được nâng lên thông qua kỹ thuật chế biến. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học của nước ta đã được chuyển giao và ứng dụng hiệu quả vào sản xuất, tạo được nhiều giống mới, quy trình công nghệ sáng tạo, tiến bộ kỹ thuật giúp giảm chi phí và tăng sản lượng sản phẩm đem về nguồn lợi nhuận và hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp.

Đa số sản lượng nông nghiệp Việt Nam đều chuyển đổi số theo hướng tích cực khi được áp dụng Công nghệ cao. Tuy nhiên, để đem lại hiệu quả tốt nhất, ta còn cần phải đầu tư vào những sản phẩm công nghệ mang tính thúc đấy chất lượng sản phẩm để người tiêu dùng ngày càng an tâm khi sử dụng và phục vụ tốt cho việc xuất khẩu của nước ta.

Có nên đào tạo ngành Nông nghiệp công nghệ cao ?

Theo những phân tích về các chuyển đổi số khi áp dụng công nghệ cao, ta có thể thấy việc áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp đang là một trong những nhiệm vụ cấp bách của thời đại. Cần phải đào tạo nguồn nhân lực vừa có tâm vừa có tầm để thúc đẩy được ngành nông nghiệp Việt Nam ngày càng hiện đại và xứng tầm quốc tế. Sinh viên theo học ngành Nông nghiệp Công nghệ cao không những phải luôn trau dồi, học hỏi, sáng tạo trong tư duy để áp dụng công nghệ vào sản xuất hiệu quả mà còn phải hiểu về tự nhiên để có thể mang đến những chất lượng tốt nhất cho ngành nông nghiệp.

Khi theo học ngành Nông nghiệp Công nghệ cao sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về công nghệ sinh học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cây trồng, mô hình hóa cây trồng,.. cũng như nghiên cứu và sử dụng chế phẩm sinh học để ứng dụng vào thực tế sản xuất nông nghiệp, giúp sinh viên định hướng, tự xây dựng các quy trình sản xuất cây trồng theo hướng ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản đáp ứng nhu cầu của xã hội và hội nhập với quốc tế.

Bên cạnh đó sinh viên còn được trang bị về chuỗi giá trị nông nghiệp, thị trường công nghệ nông nghiệp trong nước và quốc tế để quản lý các dự án Nông nghiệp công nghệ cao, hệ thông nông sản và chất lượng nông sản.

“Nhờ vào công nghệ cao, sản lượng nông nghiệp nước ta đã có những chuyển đổi số mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp. Vì vậy, có thể thấy, công nghệ cao là một yếu tố cần thiết để giúp nông nghiệp phát triển. Việc đào tạo ra thế hệ những ngưởi có tư duy, sáng tạo để áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp là điều thật sự cần thiết. Nếu bạn là người đam mê nghiên cứu khoa học và công nghệ hiện đại, năng động, ham học hỏi, yêu thiên nhiên và thích những hoạt động về nông nghiệp thì hãy suy nghĩ về việc trở thành một trong những viên ngọc quý của ngành Nông nghiệp công nghệ cao, góp phần giúp nền nông nghiệp nước nhà ngày càng phát triển trong tương lai.”

Sinh viên có thể học chuyên ngành Thẩm mỹ tại Đại học Văn Lang

(P.TS&TT – Văn Lang, 13/8/2020) – Năm 2020, Trường Đại học Văn Lang mở nhiều ngành đào tạo tiên phong lần đầu tiên có mặt tại...

Ngành Văn học ứng dụng khởi động kết nối chương trình đào tạo của các trường đại học Pháp

Ngày 05/12/2018, Ngành Văn học ứng dụng Trường Đại học Văn Lang đã đến thăm và làm việc về chương trình hợp tác với...

Hội thảo khoa học ngành Văn học ứng dụng – khát vọng cải cách đào tạo ngành Văn học bậc đại học

Sáng ngày 04/6/2019, Khoa Xã hội & Nhân văn Trường Đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo Khoa học ngành Văn học (Ứng dụng) tại phòng...