Khách hàng hiện đại ngày nay khó tính hơn, yêu cầu nhiều hơn. Những dòng chữ quảng bá toàn những con số khô khan, hay nội dung dài lằng ngoằn sẽ khiến họ ngừng đọc và lướt qua. Có một cách khác mà những nhà sáng tạo nội dung đang làm và vô cùng hiệu quả đó là dùng những câu chuyện để quảng bá sản phẩm của mình. Hầu hết mọi người đều thích nghe chuyện, họ sẽ cảm thấy thích thú khi đọc hoặc được nghe những điều tương tự mà mình đã trải nghiệm qua và sẽ rất dễ dàng để đồng cảm. Chính vì lẽ đó, câu chuyện là công cụ đầy quyền lực để lấy được cảm xúc và sự ủng hộ của khách hàng.

Sự thực là chúng ta có khả năng ghi nhớ một câu chuyện gấp 22 lần so với ghi nhớ những dòng tin tức hay những bài phân tích (theo kết quả nghiên cứu của Giáo sư Tâm lý học Jerome Brunner, người từng nhận giải thưởng Balzan Prize – giải thưởng quốc tế được trao cho những công trình nghiên cứu về khoa học, văn hóa, mỗi giải thưởng có giá trị khoảng 790.000 USD).

Mỗi ngày trôi qua, não bộ của chúng ta tiếp nạp rất nhiều thông tin từ thế giới bên ngoài; từ những điều chúng ta nhìn thấy, nghe được và đọc qua. Chính vì sự tiếp nạp quá nhiều thông tin như thế nên để ấn tượng và ghi nhớ một thông tin nào đó là không nhiều. Đây là thách thức không hề nhỏ đối với những Content Creators, bởi họ phải sáng tạo ra nhiều thông tin hữu ích nhất, dễ tiếp nhận và dễ nhớ nhất. Điều này rất quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm đến với đối tượng khách hàng mục tiêu.

Nhìn vào thực tế hiện nay, các doanh nghiệp đang lồng ghép các sản phẩm vào những câu chuyện mà họ tự nghĩ ra, xây dựng nên để đưa ra thị trường và giới thiệu cho khách hàng. Xã hội hiện nay có rất nhiều thương hiệu để khách hàng lựa chọn. Content sẽ giúp chúng ta củng cố thêm khả năng lựa chọn chính xác nhất. Sức mạnh của những câu chuyện trong việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm khiến giới sáng tạo content lao vào “cuộc chiến” truy tìm những câu chuyện hay.

Biti’s và son Kova đã cho đã chứng minh được sức mạnh đó thông qua chiến dịch quảng cáo của mình. Từ một thương hiệu tưởng chừng bị lãng quên ở Việt Nam, Biti’s đã trở lại mạnh mẽ khẳng định tên tuổi và chất lượng. Từ đó cho đến tận bây giờ khi nhắc đến câu nói “Đi để trở về” đều sẽ nghĩ ngay đến Biti’s. Còn sơn Kova, một hãng sơn được ít người Việt biết đến sau khi tung chiến dịch quảng cáo “Ngày còn cài hoa trên ngực áo” đã giúp Kova tăng nhận dạng thương hiệu với khách hàng mục tiêu, đạt top 1 Share of Voice trong ngành sơn.

Không phải câu chuyện nào cũng tạo được thành công như những nhà sáng tạo nội dung mong muốn. Theo một nghiên cứu của Công ty Khảo sát Kantar Millward Brown, trong 381 quảng cáo được phát thường xuyên trên truyền hình mỗi ngày ở Mỹ, chỉ có 25% trong số này có câu chuyện gì đó thú vị, khiến cảm xúc của khán giả chuyển biến đặc biệt khi xem.

Nhiều bạn trẻ học làm content chưa hình dung: câu chuyện là gì. Các bạn thường kể những câu chuyện dạng “con mèo ngồi trên tấm thảm” – đưa ra thông tin và thế là hết, rất nhạt nhẽo. Muốn được nhiều sự quan tâm, bạn hãy kể câu chuyện “con mèo ngồi trên tấm thảm của con chó”, lúc đó câu chuyện của bạn bắt đầu có kịch tính, cao trào và khác lạ và sẽ nhận được sự quan tâm nhiều hơn. Chúng ta hãy kể những câu chuyện mà công chúng quan tâm và thích thú.

Quá trình đồng sáng tạo của người tiếp nhận phụ thuộc vào trải nghiệm cá nhân, năng lực của từng người tiếp nhận. Để thông điệp của bạn được tiếp nhận theo ý bạn muốn thì phải biết được nhóm công chúng bạn hướng đến muốn nghe gì, sở thích như thế nào để điều hướng, chuyển hóa nhu theo hướng tiếp nhận theo nhóm đối tượng đó.

Sức hấp dẫn của “vương quốc” nội dung rộng lớn khiến Content Creator trở thành một trong những nghề nghiệp “hot” trong thời đại công nghệ 4.0. Tất cả các nội dung qua tin tức, quảng cáo, branding, vlog, hình ảnh, blog, social updates… đều là sản phẩm sáng tạo content, tạo cầu nối giữa thương hiệu và khách hàng qua việc truyền tải thông điệp bằng ngôn ngữ, tín hiệu…

Trên các trang tìm kiếm việc làm, yêu cầu bằng cấp đối với nhân viên sáng tạo nội dung thường là chuyên ngành Văn học, Quan hệ công chúng (PR), Báo chí, Truyền thông, Marketing hay những ngành liên quan đến lĩnh vực xã hội nhân văn. Chưa có trường đại học nào ở Việt Nam đào tạo ngành Sáng tạo content, chưa có ngành học nào mang tên Ngành Sáng tạo content.

Để tiếp cận với nghề sớm và có nền tảng kiến thức tốt, bạn nên thảm khảo một trong hai ngành rất gần với nghề sáng tạo nội dung của Trường Đại học Văn LangVăn học Ứng dụngQuan hệ Công chúng (PR).

Ngành Văn học Ứng dụng: phù hợp với bạn có tố chất của nhóm ngành: Xã hội – Nghệ thuật – Nghiên cứu.

Ngành Quan hệ Công chúng: phù hợp với bạn có tố chất của nhóm ngành: Xã hội – Quản lý – Nghệ thuật.

(Bạn có thể làm trắc nghiệm Holland tại đây để xác định nhóm ngành nghề phù hợp).

Rất nhiều quan điểm chuyên sâu cần biết về nghề Sáng tạo Content đã được chia sẻ trong chương trình livestream #2 của Nhà Lạc – Trường Đại học Văn Lang.

Mời bạn theo dõi nha.