Talkshow “Visual Merchandising” – định hướng việc làm cho sinh viên Thiết kế thời trang

(P. Tuyển sinh – Văn Lang, 10/5/2018) – Sáng ngày 10/5/2018, tại Cơ sở 2 Trường ĐH Văn Lang (233A Phan Văn Trị, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM), đông đảo sinh viên ngành Thiết kế thời trang, Trường ĐH Văn Lang đã tham gia Talkshow chủ đề “Visual Merchandising” – talkshow giới thiệu một hướng “làm nghề” mới mẻ và hấp dẫn cho sinh viên trong lĩnh vực thời trang.

Visual Merchandising (VM) – một lĩnh vực, một ngành nghề còn rất mới ở Việt Nam – là công việc sắp đặt, thiết kế, trưng bày sản phẩm trong cửa hàng hay ngoài mặt tiền của các cửa hàng thời trang, đồ gia dụng, đồ nội thất… một cách mới mẻ, độc đáo, nhằm gây ấn tượng, thu hút sự chú ý của cộng đồng, từ đó giúp tăng doanh số bán hàng của thương hiệu. Để cung cấp cho sinh viên cái nhìn hoàn thiện về lĩnh vực mới này trên thị trường thời trang Việt Nam, giúp sinh viên có thêm định hướng lựa chọn công việc, Khoa Mỹ thuật Công nghiệp Trường ĐH Văn Lang tổ chức buổi nói chuyện với hai chuyên gia đang hoạt động trong lĩnh vực VM tại Việt Nam: cô Đoàn Thái – Trưởng Bộ phận VM tại Trung tâm Thương mại Parkson Việt Nam và cô Nguyễn Ngọc – Giám đốc điều hành Công ty Golden Point (công ty sở hữu thương hiệu ba-lô và vali Arte, đơn vị chịu trách nhiêm độc quyền hình ảnh outsite cho H&M tại Việt Nam, window display cho các store của Chanel, Chloe, Hermé tại Việt Nam).

Dẫn dắt chương trình là TThS. Lê Thị Thanh Nhàn – Trưởng ngành Thiết kế Thời trang Trường ĐH Văn Lang, ThS. Nguyễn Vũ Cẩm Ly – giảng viên ngành Thiết kế thời trang. Hơn 150 sinh viên ngành Thiết kế thời trang nói riêng và sinh viên Khoa Mỹ thuật Công nghiệp nói chung đã hào hứng tham dự.

“Visual Merchandising” – điểm nhấn trong kinh doanh

VM là lĩnh vực đang rất phát triển và có tiềm lực rất lớn trên thế giới. 
Tuy nhiên, ở Việt Nam ngành còn rất mới và theo các diễn giả, chưa có trường đại học nào có chương trình đào tạo bài bản nào dành cho nó. 

IMG talkshow 2Diễn giả Đoàn Thái và Nguyễn Ngọc chia sẻ nhiều thông tin bổ ích về lĩnh vực VM.

Theo cô Đoàn Thái, VM bắt nguồn khá sớm trong nền văn minh của con người, khi hàng hóa được xếp đặt đẹp thì lập tức thu hút sự chú ý của người mua. Cô cho biết, VM không chỉ là nghệ thuật sắp đặt, trang trí sáng tạo của các cửa hàng bán lẻ mà còn có sứ mệnh thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, định vị thương hiệu, truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến người tiêu dùng.

Đồng quan điểm, cô Nguyễn Ngọc chia sẻ thêm: để chạm đến người tiêu dùng, người làm VM và sản phẩm VM của họ phải thu hút khách hàng vãng lai thông qua hình ảnh đầu tiên. Đồng thời, với một cửa hàng được bài trí đẹp, thu hút, tạo ấn tượng mạnh về sự hiện diện của sản phẩm, thì chắc chắn sẽ thúc đẩy hành vi mua hàng bộc phát của khách hàng, khiến họ bỏ qua quá trình suy nghĩ trước khi quyết định mua sắm. 

Qua buổi talkshow, cả hai diễn giả đều định hướng cho sinh viên cái nhìn tổng quan về lĩnh vực “bán hàng trực quan”; đồng thời trang bị và khuyến khích sinh viên nên tìm tòi học thêm những kiến thức chuyên ngành của mảng VM, bắt kịp xu hướng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà tuyển dụng trên thị trường thời trang. Sự hấp dẫn của lĩnh vực VM khiến đông đảo sinh viên quan tâm và đặt câu hỏi, từ đó các bạn có thể nắm bắt xu hướng, hiểu rõ hơn về ngành VM, để đưa ra cho mình những cơ hội và thách thức trong việc định hướng theo ngành VM sau khi ra trường.

IMG talkshow 6
Bạn Đỗ Lê Duy Anh đặt câu hỏi: Sau khi hoàn thành khóa học tại Việt Nam thì có thể tiếp tục theo học ngành Visual Merchandising ở nước nào trên thế giới? 
Trả lời, cô Đoàn Thái chia sẻ: Ở Châu Âu và Mỹ, ngành VM rất phát triển, bạn có thể học ở bất cứ quốc gia nào như Ý, Pháp, Anh, Mỹ,… Tuy nhiên, ở Đông Nam Á, đây là một lĩnh vực còn mới, chúng ta có thể học ở Trung Quốc, Hàn Quốc…, những quốc gia được xem là dẫn đầu về thời trang và điện ảnh.

IMG talkshow 3“Em có thể xin thực tập ngành này ở đâu trong thời điểm ngành này còn rất mới ở Việt Nam, và nếu theo đuổi lĩnh vực Visual Merchandising, em phải mất bao lâu để có thể lên vị trí leader?” là câu hỏi của bạn Lý Văn Tài.
Diễn giả chia sẻ: Chính vì đây là ngành mới ở Việt Nam nên sinh viên phải tìm những thương hiệu, công ty, store bắt kịp xu hướng của thế giới như H&M, Chanel,.. để xin thực tập. Ngoài ra, còn tùy vào năng lực bản thân và quá trình thể hiện khi làm việc, vị trí leader có thể mở ra trong từ 2 – 3 năm.

IMG 5talkshow 5Không khí buổi Talkshow cởi mở, thân tình.

 
Ngành Thiết kế thời trang Trường ĐH Văn Lang định hướng đào tạo giúp sinh viên phát triển khả năng thiết kế ứng dụng, đáp ứng nhu cầu công việc tương lai. Trong quá trình học tập, sinh viên được trang bị kiến thức mỹ thuật căn bản, kỹ năng chuyên ngành; được học vẽ bằng tay đồng thời được trang bị các phần mềm tin học chuyên ngành để có thể thiết kế sản phẩm trên máy tính. Thông qua hệ thống đồ án, chuyên đề, sinh viên dần xây dựng khả năng tư duy, phát huy ý tưởng sáng tạo gắn với thực tiễn sản xuất; đồng thời nhanh chóng làm quen với công nghệ chế tạo và sử dụng vật liệu trong quá trình thiết kế, sản xuất sản phẩm mới. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Thời trang không chỉ làm việc trực tiếp trong lĩnh vực thời trang mà còn có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực lân cận.

Lê My

Tin tức mới nhất

Ngành Y Khoa

Mã ngành: 7720101 Thời gian đào tạo: 6 năm Văn bằng: Bác sĩ Y khoa Tổ hợp môn: A00: Toán – Lý...

Từ ngày 08 -12/10/2022, tân sinh viên Khóa 28 đăng ký xét Học bổng tuyển sinh

Ngày 08/10, Trường Đại học Văn Lang thông báo bắt đầu nhận hồ sơ xét Học bổng tuyển sinh...

Cầu thủ trẻ CLB Bóng đá Phố Hiến nhập học Trường Đại học Văn Lang

Chiều ngày 29/09/2022, 05 cầu thủ trẻ đến từ CLB Bóng đá Phố Hiến, hiện đang tham dự đội...

Cơ hội trải nghiệm học tập tại Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ) cho sinh viên Văn Lang

Dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Văn Lang và Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ)...

Bài viết liên quan