Theo như ước tính của nhiều Nhà Khoa học – Xây dựng trên thế giới: “Việc xây dựng và sử dụng các tòa nhà tiêu thụ gần ½ nguyên vật liệu và năng lượng của thế giới, 1/6 lượng nước sạch và ¼ lượng gỗ đã khai thác”. Hiện nay, tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm, khí hậu thay đổi, thiên tai liên miên, môi trường bị ô nhiễm… Trước tình hình đó, mỗi người đều phải thay đổi cách sống và góp phần gìn giữ những “giá trị xanh” của xã hội. Đồng thời, các ngành kiến trúc, môi trường, kỹ thuật điện, quản lý tài nguyên… cũng phải thay đổi phương thức xây dựng và áp dụng thiết kế xanh vào việc giảng dạy, thực hành.

Trong đó, Kiến trúc được biết đến là ngành áp dụng thiết kế xanh vào công tác xây dựng và thực hành nhanh nhất. Năm 1999, Ông Richard Fedrizzi – Chủ tịch Hội đồng Công trình Xanh của Mỹ đã viết: “Cuộc cách mạng CTX đang diễn  ra ở mọi nơi, mọi lúc. Nó đang làm biến đổi thị trường nhà đất và lối sống của cộng đồng. Nó là một phần của cuộc cách mạng phát triển bền vững rộng lớn, có thể biến đổi mọi thứ mà chúng ta đang có. Cuộc cách mạng này làm thay đổi môi trường xây dựng bằng cách tạo ra hiệu quả sử dụng năng lượng, tài nguyên, sức khỏe và các công trình hữu ích, giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực của công trình đối với cuộc sống đô thị và môi trường của địa phương, khu vực và toàn cầu”.

Xu hướng phát triển thiết kế xanh được khởi động đầu tiên tại Anh, Canada và một số nước phát triển. Những sự thay đổi tích cực từ việc áp dụng “thiết kế xanh” vào các ngành nghề đã mang đến “nguồn cảm hứng mới” và lan rộng khắp thế giới.

Ở Châu Á, Singapore là nước đầu tiên ban hành các tiêu chí về thiết kế xanh. Năm 2006, Singapore đã xây dựng xong Kế hoạch Quốc gia về pháp triển Công trình xanh đến năm 2030. Để thực hiện kế hoạch này, năm 2008 tất cả các công trình xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp với diện tích từ 2.000 m2 trở lên đều được thiết kế và xây dựng theo tiêu chí “XANH”. Cũng theo kế hoạch trên, đến năm 2030 tối thiểu 80% các công trình được xây dựng bằng vốn đầu tư Nhà nước hoặc tư nhân phải đạt tiêu chí “XANH”. So với năm 2005, kế hoạch này sẽ tiết kiệm khoảng 35% năng lượng. Tính đến thời điểm hiện tại, Singapore đã trở thành một thành phố xanh nổi tiếng trên thế giới.


Công trình Xanh – The Parkroyal on Pickering, Singapore

Tìm hiểu khái niệm thiết kế xanh – công trình xanh

Thiết kế xanh/ công trình xanh là sự kết hợp giữa kiến trúc và áp dụng quá trình mang tính thân thiện môi trường. Đồng thời, tận dụng tối ưu nguồn tài nguyên trong suốt toàn bộ chu kỳ hoàn thành của một tòa nhà: từ lúc lên kế hoạch thiết kế, xây dựng, bảo trì và phá hủy. Điều này đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ ở nhiều khâu như kiến trúc sư, kỹ sư điện, đội quản lý môi trường…

Sở dĩ trào lưu thiết kế xanh – Công trình xanh phát triển nhanh và mạnh mẻ như vậy là vì: thực tế hoạt động đã chứng minh CTX mang lại lợi ích to lớn, lâu dài về kinh tế – xã hội. Đồng thời, CTX góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng. Cũng như, các hoạt động của CTX luôn thích ứng với điều kiện xã hội hiện tại.

Hội Kiến trúc sư Việt Nam vừa công bố các Tiêu chí kiến trúc xanh của Việt Nam làm căn cứ thực hiện nhiều mục tiêu cho các ngành nghề khác. Nhằm mục đích tạo dựng môi trường và không gian sống lành mạnh cho nước ta.

Thiết kế “XANH” theo phong cách Việt Nam

Để xác định một công trình hoặc đồ án thuộc diện “XANH” cần có 5 yếu tố sau:

  • Địa điểm bền vững
  • Sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả
  • Chất lượng môi trường sống trong nhà
  • Kiến trúc tiên tiến, bản sắc
  • Mang tính Xã hội – Nhân văn bền vững

Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã từng đưa 5 tiêu chí trên đến Hội đồng Kiến trúc sư Châu Á (ARCASIA) và nhận được nhiều phản hội tích cực. Thế giới xây dựng các tiêu chí CTX theo hướng kỹ thuật và các phương tiện đánh giá, giám sát cụ thể. Còn các tiêu chí “XANH” của Việt Nam không chỉ hướng đến kỹ thuật năng lượng… mà còn mang yếu tố xã hội, nhân văn bền vững. Chính vì vậy, tư duy kiến trúc của Việt Nam đã đưa kiến trúc về đúng bản chất là công trình “XANH” mang tính xã hội. Đặc biệt, thiết kế xanh phải được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực bao gồm: kiến trúc, môi trường, kỹ thuật điện, quản lý tài nguyên…

Như vậy, Thiết kế xanh được xem là hướng đi liên ngành của kiến trúc, môi trường, kỹ thuật điện, quản lý tài nguyên… Cũng chính là con đường tạo lập môi trường sống bền vững cho con người, khi đang phải đối mặt với các thách thức về môi trường do biến đổi khí hậu.

Việt Nam khuyến khích đào tạo nhân lực Thiết kế Xanh

Theo báo cáo và khảo sát của Dodge Data & Analytics về World Green Building Trends 2018, tính từ ngày 13/11/2018 tại Việt Nam, các dự án CTX chỉ chiếm 13%. Tuy nhiên, chúng được dự báo sẽ tăng gấp đôi (khoảng 24%) vào năm 2021. Trong đó, các kế hoạch xây dựng chung cư theo tiêu chí “XANH” vào năm 2021 chiếm đến 61% và có tỷ lệ phát triển cao nhất thế giới.

Nắm bắt được xu hướng phát triển của thế giới và định hướng của quốc gia, Hội đồng CTX đã đưa ra 5 đề xuất cho Chính phủ. Trong đó, đề xuất thứ 5 là về “Xây dựng năng lực về CTX tại Việt Nam”. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, cả nước chưa có một trường Đại học nào đào tạo ngành Thiết kế Xanh/ CTX. Các trường Đại học như Đại học Xây dựng, Đại học Kiến trúc Hà Nội và Đại học Kiến trúc TP.HCM chỉ kết hợp với Hội đồng CTX Việt Nam tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về kỹ năng thiết kế CTX.

Điều đáng mừng cho các sinh viên là Trường Đại Học Văn Lang đã triển khai xây dựng chương trình đào tạo bậc Đại học mới có tên gọi “Thiết kế Xanh”. Chương trình đào tạo mới mẻ, “Học tập thông qua trải nghiệm – Learning by Enquiring”. Từ đó, sinh viên được trải nghiệm thực tế tại các công trình để học hỏi các kinh nghiệm làm việc cho các công việc trong tương lai.

Sinh viên có thể học chuyên ngành Thẩm mỹ tại Đại học Văn Lang

(P.TS&TT – Văn Lang, 13/8/2020) – Năm 2020, Trường Đại học Văn Lang mở nhiều ngành đào tạo tiên phong lần đầu tiên có mặt tại...

Ngành Văn học ứng dụng khởi động kết nối chương trình đào tạo của các trường đại học Pháp

Ngày 05/12/2018, Ngành Văn học ứng dụng Trường Đại học Văn Lang đã đến thăm và làm việc về chương trình hợp tác với...

Hội thảo khoa học ngành Văn học ứng dụng – khát vọng cải cách đào tạo ngành Văn học bậc đại học

Sáng ngày 04/6/2019, Khoa Xã hội & Nhân văn Trường Đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo Khoa học ngành Văn học (Ứng dụng) tại phòng...