Thiết kế xanh/ Công trình xanh dần trở thành xu hướng và khẳng định vị thế trên toàn cầu. Đặc biệt là khi cả thế giới đang đối mặt với những nguy cơ, hiểm họa tàn khốc do biến đổi khí hậu gây ra. Nắm bắt được xu hướng phát triển của thế giới và định hướng của quốc gia, các doanh nghiệp Việt Nam đang từng bước tiếp cận Thiết kế xanh và áp dụng vào các công trình xây dựng. Nhằm góp phần mang đến những “giá trị XANH” và sự phát triển bền vững trong tương lai của đất nước.

Để tạo ra các công trình kiến trúc bền vững, các doanh nghiệp cần: Tìm kiếm các giải pháp thân thiện với môi trường; Sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng, nước, vật liệu và không gian; Giảm thiểu ảnh hưởng của quá trình xây dựng đến sức khỏa của người dân và môi trường xung quanh khu vực xây dựng. Mục tiêu quan trọng nhất của một thiết kế xanh là hiệu quả năng lượng trong toàn bộ vòng đời của công trình từ khâu tìm kiếm địa điểm, thiết kế, xây dựng, hoạt động, bảo trì và phá dỡ.

Thiết kế xanh tại Việt Nam

Ở Việt Nam, ngày càng có nhiều công trình xây mới hoặc cải tạo nâng cấp từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn như nhà ở, trường học, quy hoạch đô thị, phát triển đô thị… đều ứng dụng các tiêu chí “XANH”. Theo một nghiên cứu của Tập đoàn McGraw-Hill và United Technologies, các công trình và dự án Bất động sản đang dịch chuyển kinh doanh và xây dựng theo hướng “Công trình xanh”. Số lượng các công trình xây dựng “XANH” tăng hơn 60% so với năm 2015. Đặc biệt, tiêu chuẩn xanh còn được áp dụng ở nhiều thể loại công trình khách nhau như công trình giáo dụng, y tế, công cộng, cửa hàng, khách sạn…

Tuy nhiên theo báo cáo thị trường của CBRE Việt Nam cho thấy: “tính đến tháng 12/2018, Việt Nam mới chỉ có 104 dự án được chứng nhận xanh với gần 2,5 triệu m2 sàn, một con số còn rất khiêm tốn so với sự tăng trưởng thị trường xây dựng hiện nay”.

Nguyên nhân là vì hầu hết các công trìh xây dựng tại Việt Nam chưa có sự quan tâm đúng đắn về hiệu quả năng lượng sử dụng. Ngay từ khâu tìm địa điểm, thiết kế, lựa chọn vật liệu đến vận hành đều ít nhiều gây lãng phí năng lượng. Ngoài ra, ý thức của người sử dụng cũng như chính sách quản lý năng lượng của một tòa nhà cũng còn nhiều hạn chế. Mặc khác, quá trình đô thị hóa quá nhanh đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết trong thiết kế và xây dựng. Chưa kể, vì lợi ích trước mắt nhiều chủ đầu tư đã bỏ qua các nguyên lý cơ bản trong quy hoạch kiến trúc khiến công trình thiếu thẩm mỹ, có nhiều khu vực phá vở nguyên tắc “Xanh” trong xây dựng. Đây chính là những nguyên nhân gây ra lãng phí năng lượng và tài nguyên.


Thiết kế xanh/ công trình xanh – Xu hướng xây dựng hiện nay

Theo Bà Nguyễn Thị Tịnh Tâm – Đại diện Chủ đầu tư Cao ốc văn phòng M-Building (Quận 7, TP.HCM) cho biết: “Để có chứng chỉ này, chúng tôi phải chinh phục nhiều thử thách, nhưng khi đưa vào vận hành thì những lợi ích mà công trình xanh mang lại rất lớn. Hiện chúng tôi đã tiết kiệm được 50% số tiền nước và 30% số tiền điện trên mỗi tháng. Ngoài ra, khách đến thuê công trình của chúng tôi họ cảm thấy rất thoải mái, bởi khi sử dụng dịch vụ, họ có được cảm giác góp phần vào việc bảo vệ môi trường”.

Với những ưu điểm nổi bật do công trình xanh mang lại, các chủ đầu tư và quản lý doanh nghiệp ngày càng nhận thức về giá trị “xanh” và tiến hành đầu tư các công trình bền vững. Theo đánh giá của các chuyên gia, xu hướng xây dựng công trình xanh sẽ phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong thời gian tới.

Với những ưu điểm mà công trình xanh mang lại, cũng như nhận thức về công trình xanh của các chủ đầu tư, người sử dụng ngày càng được cải thiện, theo các chuyên gia, thời gian tới, xu hướng xây dựng công trình xanh sẽ phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.

Nhu cầu nhân lực ngành Thiết kế xanh của các doanh nghiệp Việt Nam

Để giảm thiểu mức độ tiêu hao năng lượng của các công trình xây dựng đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ từ thiết kế, trang thiết bị, vật liệu… Trong đó, vật liệu và công nghệ đóng vai tròng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm năng lượng cho các công trình.

Một trong những vấn đề nan giải tại các doanh nghiệp có dự định xây dựng và phát triển theo tiêu chí “Xanh” là nguồn nhân lực. Thực tế cho thấy, hệ thống đào tạo ngành Thiết kế xanh tại Việt Nam là rất nhiều. Tuy nhiên, chúng chỉ tồn tại ở dạng khóa học ngắn hạn hoặc đơn lẽ, chưa được thúc đẩy nghiên cứu chuyên sâu. Chính vì vậy, doanh nghiệp luôn tuyển dụng người mới và tự đào tạo. Tuy nhiên, quá trình này khá mất thời gian và tốn kém chi phí.

Hiện nay, Việt Nam đang có nhu cầu rất lớn trong việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Mỗi năm, luôn có hàng trăm dự án: nhà cao tầng, khu công nghiệp, công trình dịch vụ, văn hóa… được cấp phép xây dựng. Chưa kể, quá trình hội nhập ngành xây dựng Việt Nam với thế giới, đã thu hút nhiều tổ chức, tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Điều này, khiến nước ta luôn trong tình trạng “khát” nguồn nhân lực thiết kế xanh kinh nghiệm và chất lượng.

Ví dụ: Các công ty như Công ty Goshu Kohsan (Vietnam) Co., Ltd, Công ty TNHH Kobelco Eco-Solutions Vietnam, Aurecon Vietnam CO., Ltd, … luôn cần: Kỹ sư thiết kế và thi công công trình Xanh, Kỹ sư môi trường. Tại các trung tâm thương mại, bệnh viện thì cần Kỹ sư quản lý và giám sát công trình.

Ngoài các công việc trên, học ngành Thiết kế Xanh bạn có thể làm các công việc như: Chuyên gia quản lý các dự án công trình xanh (Green building project manager), chuyên viên cấp phép môi trường trong các sở ban ngành, thẩm tra quy hoạch môi trường (Environmental plan reviewer), trợ lý giám đốc quản lý năng lượng và phát triển bền vững, tư vấn viên về phát triển bền vững, chuyên viên phân tích cơ sở hạ tầng xanh (Green infrastructure community analyst), chuyên gia tư vấn công trình xanh (Green building consultant).

Với vai trò quan trọng và không thể thiếu, hứa hẹn ngành Thiết kế xanh sẽ đón đầu xu hướng nhân lực và trở thành một ngành “hot” được săn đón trong tương lai.

Nhận thấy được xu hướng phát triển của ngành nghề, Trường Đại học Văn Lang tiến hành cung cấp các chương trình giảng dạy và đào tạo ngành Thiết kế xanh. Sinh viên học ngành này sẽ có cơ hội tiếp cận công nghệ hiện đại, phát triển tư duy logic, nâng lực lãnh đạo và khởi nghiệp. Đồng thời, có nhiều cơ hội du lịch ở khắp nơi trên thế giới thông qua các hoạt động trao đổi kiến thức, kinh nghiệm làm việc từ các dự án quốc tế, hội nghị và hội thảo của trường. Ngoài các môn học chuyên ngành, sinh viên còn được đào tạo các phần mềm thiết kế chuyên dụng như: CAD, REVIT, CIVIL 3D, BIM, Ansys fluid fluent, Ecotect, CFD Design Study Environment, Flow Design,.. Như vậy, sinh viên hoàn toàn có thể tự tin vào profile và năng lực của mình khi đi xin việc.

Sinh viên có thể học chuyên ngành Thẩm mỹ tại Đại học Văn Lang

(P.TS&TT – Văn Lang, 13/8/2020) – Năm 2020, Trường Đại học Văn Lang mở nhiều ngành đào tạo tiên phong lần đầu tiên có mặt tại...

Ngành Văn học ứng dụng khởi động kết nối chương trình đào tạo của các trường đại học Pháp

Ngày 05/12/2018, Ngành Văn học ứng dụng Trường Đại học Văn Lang đã đến thăm và làm việc về chương trình hợp tác với...

Hội thảo khoa học ngành Văn học ứng dụng – khát vọng cải cách đào tạo ngành Văn học bậc đại học

Sáng ngày 04/6/2019, Khoa Xã hội & Nhân văn Trường Đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo Khoa học ngành Văn học (Ứng dụng) tại phòng...