Tình thế khó xử của sinh viên kinh doanh

(TT. Thông tin – Văn Lang, 22/11/2012) – Trên thực tế suy thoái chung của nền kinh tế, tỉ lệ thất nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh ngày càng tăng, GS. John Vũ (CMU., Mỹ) đã đề cập đến nguồn nhân lực vượt quá nhu cầu sử dụng của thị trường lao động và phân tích tư duy sinh viên theo học ngành kinh doanh nhằm chỉ ra những khó khăn họ đang phải đối mặt. Bên cạnh đó, ông đã tổng hợp nhiều ý kiến để đưa ra những phương án tích cực nhằm cải thiện tình hình. Trung tâm Thông tin đăng lại bài viết “Tình thế khó xử của sinh viên kinh doanh” của giáo sư để quý thầy cô và các bạn theo dõi.

► Những tác động của khủng hoảng kinh tế đối với sinh viên tốt nghiệp trường kinh doanh.

GS. John Vũ hiện là Giảng viên CMU và nguyên là Kỹ sư trưởng của Tập đoàn Boeing. Ông là người đóng vai trò kết nối quan trọng trong chương trình hợp tác giữa trường ĐH Văn Lang và CMU. Không chỉ đóng góp nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin, ông còn hoạt động rất tích cực trong một số nhóm ngành công nghiệp và giáo dục đại học.

image001

Ảnh: GS. John Vũ và Thạc sĩ Phạm Ngọc Duy – Giảng viên Văn Lang – tại CMU, Pittsburgh, Mỹ, tháng 6/2012.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, một giáo sư kinh doanh đã trần tình: “Với việc bàn tán công khai tồi tệ từ các phương tiện truyền thông và ý kiến dư luận, không ai muốn trở thành người phân tích tài chính, chủ ngân hàng hay kinh doanh thị trường chứng khoán nữa”. Như ông dự đoán, việc ghi danh vào trường kinh doanh tại Mĩ và châu Âu sụt giảm một cách đáng kể, nhưng điều đáng ngạc nhiên là lượng học viên ghi danh tại châu Á vẫn tăng, nhiều sinh viên vẫn muốn học về Ngân hàng hay Tài chính. Trong cuộc phỏng vấn với một đài truyền hình phương Tây, một phụ nữ trẻ cho rằng: “Đấy là nghề tốt nhất vì chúng tôi có thể được ăn mặc đẹp và làm việc trong văn phòng có điều hoà nhiệt độ.”. Dường như những sinh viên này đã không nhận thức được điều gì đang xảy ra hoặc không chú ý đến sự thay đổi của thị trường.

Từ năm 2009, khu vực tài chính trên toàn thế giới liên tục suy thoái. Nền công nghiệp xác nhận rằng có trên nửa triệu công nhân tài chính và kinh doanh thất nghiệp. Một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Hội đồng Dịch vụ Nghề nghiệp – Career Services Council (CSC) – của các trường kinh doanh ở Mĩ, Canada và châu Âu cho thấy rằng hầu hết các công ty đang sa thải nhân viên trong các khu vực như: ngân hàng đầu tư, môi giới chứng khoán, quản lý đầu tư và ngân hàng thương mại. Điều này gây nên tác động lớn cho sinh viên trong các trường kinh doanh. Chẳng hạn, năm 2008, dịch vụ ngân hàng đầu tư và tài chính đã thuê gần 85% người tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) nhưng đến năm 2012, con số ấy đã giảm xuống chỉ còn dưới 1%. Một viên chức nhà trường thừa nhận: “Với một lượng lớn sinh viên tốt nghiệp kinh doanh thất nghiệp và hàng trăm nghìn nhân viên tài chính có kinh nghiệm vẫn đang tìm việc làm, sẽ rất khó để thâm nhập thị trường này. Tôi không khuyên các sinh viên học kinh doanh, tài chính hay ngân hàng vào lúc này. Cho dù kinh tế có cải thiện, sẽ mất ít nhất mười năm để sử dụng hết nguồn nhân lực thất nghiệp hiện có.”

Tháng trước, vấn đề lan tới châu Á – nơi chính phủ báo cáo rằng người tốt nghiệp thất nghiệp cao nhất thuộc lĩnh vực kinh doanh và tài chính. Theo báo cáo của Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, 82% người tốt nghiệp kinh doanh trên đất nước họ không thể tìm được việc làm và tương lai của họ có vẻ ảm đạm vì sẽ có nhiều sinh viên kinh doanh tiếp tục tốt nghiệp trong vài năm tới. Một quan chức chính phủ thừa nhận: “Trong khi hiện tại vài nghìn người đã không tìm ra việc làm, vài năm tới sẽ có thêm vài trăm người không thể tìm được việc làm như thế nữa, và chúng tôi không biết phải giải quyết vấn đề ấy như thế nào”.

Câu hỏi được đặt ra ở đây là: “Tại sao việc đăng ký vào học các ngành kinh doanh ở Mĩ và châu Âu đã sụt giảm trong bốn năm qua mà bây giờ mới đến lượt châu Á? Tại sao các đại học vẫn tiếp tục tuyển nhiều sinh viên kinh doanh trong khi thừa biết rằng tương lai của họ sẽ không tốt?” Theo một tờ báo Hong Kong: “Phần lớn các sinh viên châu Á không chú ý tới các biến cố toàn cầu. Họ không biết cách dự đoán điều xảy ra trong thị trường toàn cầu. Nhiều người ghi danh vào khu vực kinh doanh dựa trên mong đợi hay lời khuyên của gia đình hoặc bố mẹ; nhiều bậc phụ huynh am hiểu thị trường địa phương nhưng không am hiểu thị trường toàn cầu hay toàn cầu hóa.”

► Giải pháp tháo gỡ khó khăn về việc làm cho sinh viên tốt nghiệp trường kinh doanh.

Chuyên ngành Quản trị Hệ thống Thông tin (Information System Management – ISM) đang được đào tạo tại Khoa Quản trị Kinh doanh, trường ĐH Văn Lang. Đây là chương trình được CMU chuyển giao. Hiện nay, khóa đầu tiên của chương trình có 47 sinh viên theo học.

Việc đào tạo theo định hướng của CMU tại trường ĐH Văn Lang hứa hẹn sẽ mang lại nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng lợi thế của công tác quản trị kinh doanh trong xu thế toàn cầu hóa.

Chương trình và công nghệ đào tạo mang tính chất đổi mới sẽ nâng tầm ngành Quản trị Kinh doanh, định hướng một thời kỳ phát triển mới của Khoa.

Câu hỏi được đặt ra hiện nay là với nguồn sử dụng lao động đang vơi cạn, sinh viên tốt nghiệp trường kinh doanh sẽ tìm việc làm ở đâu? Chỉ một khu vực còn lại: khu vực chính phủ. Một giáo sư trường kinh doanh cho biết: “Vài năm trước đây, thậm chí không sinh viên kinh doanh nào xem xét tới việc làm việc cho chính phủ vì mức lương thấp và không được thăng tiến nghề nghiệp, nhưng ngày nay điều đó đã thay đổi. Đây là khu vực duy nhất vẫn còn thuê người tốt nghiệp kinh doanh. Khu vực này đối phó với gian lận tài chính, nhận diện các công ty không đóng thuế, quy hoạch chính sách, quy chế và quản lý rủi ro.”

Tuy nhiên, không phải tất cả những ai tốt nghiệp kinh doanh đều hài lòng với công việc chính phủ. Một người tốt nghiệp MBA phàn nàn: “Chúng tôi không trải qua sáu năm ở đại học để kết thúc trong các cơ sở quan liêu. Chúng tôi không được đào tạo để giải quyết công việc giấy tờ trong phạm vi rộng và nhiều cuộc họp không hiệu quả.”. Tuy nhiên, nhiều sinh viên đang dần tiếp nhận dễ dàng hơn với mức lương thấp và cho rằng, có việc làm cho chính phủ vẫn còn hơn là không có việc làm. Một sinh viên thú nhận: “Ngày nay chúng tôi không thể kén cá chọn canh được”.

Trong khi người tốt nghiệp kinh doanh đang đấu tranh trong một môi trường ngày càng ít việc làm thì số khác đang thăm dò các cách thức mới để sử dụng bằng cấp của họ đóng góp tích cực cho khu vực tăng trưởng. Do vậy, một số người tốt nghiệp kinh doanh đang ghi danh vào khu vực công nghệ thông tin, một khu vực đang tăng trưởng nhanh. Báo cáo của Hội đồng Dịch vụ Nghề nghiệp cho thấy rằng, 37% người tốt nghiệp kinh doanh đang quay lại trường và học Quản trị Hệ thống Thông tin. Một người tốt nghiệp kinh doanh cho biết: “Chúng tôi đã học tất cả các môn kinh doanh được yêu cầu và chỉ cần thêm vài môn công nghệ thì chúng tôi có thể kiếm được việc làm trong khu vực công nghệ. Với sự thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực trong khu vực này, chúng tôi có cơ hội tốt hơn để xây dựng nghề nghiệp tốt thay vì chẳng có hy vọng gì về tương lai.”. Phần lớn các tổ chức công nghệ đều thiếu kinh nghiệm về quản lý và tổ chức các hoạt động, nhưng ngày nay, họ nhận được nhiều sự giúp đỡ từ những người tốt nghiệp kinh doanh.

Một khu vực khác mà người tốt nghiệp kinh doanh chú ý là sự phát triển của các công ty khởi nghiệp công nghệ. Tất cả những công ty khởi nghiệp này đều có ý tưởng và phát kiến công nghệ nhưng thiếu tri thức quản lý và tiếp thị. Việc có những người tốt nghiệp kinh doanh và người tốt nghiệp công nghệ làm việc cùng nhau có thể tạo ra liên minh mạnh, mở ra nhiều cơ hội cho người tốt nghiệp. Một viên chức trường học Mỹ cho rằng: “Nhiều sinh viên kinh doanh vẫn đang cố gắng hình dung mình phải làm gì. Nhưng chúng tôi nhận thấy, một sự nối kết tốt cho họ là đào tạo họ trong việc khởi nghiệp và kết nối họ với sinh viên công nghệ của chúng tôi. Nó sẽ trở thành một tổ hợp mạnh mẽ. Đây là khu vực mới cần được thăm dò vì nó mở ra cho họ nhiều cơ hội. Nếu có điều gì tôi cần nói thì đó chính là cảm giác của họ khi trở thành nhà doanh nghiệp mang đến cho họ nhiều hy vọng.”.

•John Vũ

Tin tức mới nhất

Ngành Y Khoa

Mã ngành: 7720101 Thời gian đào tạo: 6 năm Văn bằng: Bác sĩ Y khoa Tổ hợp môn: A00: Toán – Lý...

Từ ngày 08 -12/10/2022, tân sinh viên Khóa 28 đăng ký xét Học bổng tuyển sinh

Ngày 08/10, Trường Đại học Văn Lang thông báo bắt đầu nhận hồ sơ xét Học bổng tuyển sinh...

Cầu thủ trẻ CLB Bóng đá Phố Hiến nhập học Trường Đại học Văn Lang

Chiều ngày 29/09/2022, 05 cầu thủ trẻ đến từ CLB Bóng đá Phố Hiến, hiện đang tham dự đội...

Cơ hội trải nghiệm học tập tại Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ) cho sinh viên Văn Lang

Dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Văn Lang và Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ)...

Bài viết liên quan