Tọa đàm Khoa Kế toán Kiểm toán Văn Lang: 20 năm đào tạo

(TT. Thông tin – Văn Lang, 13/5/2015) – Tháng Tư – tháng của mùa hội ngộ truyền thống đại gia đình Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường ĐHDL Văn Lang. Trong ngày hội ngộ này, Khoa Kế toán – Kiểm toán kết hợp tổ chức tọa đàm giữa các doanh nghiệp, cựu SV và SV để cùng chia sẻ kinh nghiệm công việc, cập nhật nhu cầu và yêu cầu của thị trường lao động, tiếp lửa cho đàn em… Năm nay, trong không khí chào mừng 20 năm thành lập Khoa, buổi tọa đàm “Sự đáp ứng về kiến thức và kỹ năng của SV Khoa Kế toán – Kiểm toán đối với nhu cầu xã hội” (19/4/2015) đã diễn ra trong một không khí vui tươi hơn.

Hơn 30 đại diện doanh nghiệp cùng cựu SV Khoa Kế toán Kiểm toán từ khóa 1 đến khóa 17 đã tham dự Tọa đàm. Nhiều nội dung thú vị và thiết yếu đã được trao đổi, bàn luận, góp ý.


Thành quả 20 năm đào tạo của Khoa Kế toán – Kiểm toán: đáng tự hào:
Kết quả khảo sát việc làm hàng năm của SV mới tốt nghiệp đạt tỷ lệ cao, từ 92 – 96%, thời gian có việc làm của hầu hết SV sau khi tốt nghiệp là trong vòng 6 tháng.
– SV tốt nghiệp được đánh giá là phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
– Chương trình Mô phỏng kế toán được đánh giá là chương trình đào tạo đặc biệt, thay thế hoàn toàn cho phần kiến thức mà SV phải học khi kiến tập, thực tập tốt nghiệp.
– Rất nhiều cựu SV của Khoa Kế toán – Kiểm toán hôm nay đã trưởng thành trong công việc, được đánh giá cao ở nơi làm việc, thành công trong nghề nghiệp của mình.
Quan điểm lấy chất lượng làm gốc. Sự đầu tư đúng mục tiêu của Trường, của Khoa.DH van lang ke toan 20 nam dao tao 01TS. Nguyễn Cửu Đỉnh – Trưởng Khoa KTKT – đánh giá thành quả 20 năm đào tạo của Khoa tại buổi tọa đàm

 

1. Liên tục cải tiến chương trình đào tạo

Cách đây 15-20 năm, chương trình đào tạo đại học ngành kế toán của Việt Nam thường được thiết kế theo hướng đào tạo nghề. SV tốt nghiệp ngành kế toán nói chung chỉ cần biết và thuộc lòng cách định khoản cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Điều này trở thành định hướng cho nhà trường và cả SV tập trung vào kiến thức chuyên ngành phục vụ cho công việc chính theo ngành nghề họ được đào tạo. Tuy nhiên, từ năm 2005, chương trình đào tạo của Khoa KTKT đã có sự thay đổi, đưa tư duy lý luận song hành với thực hành nghề nghiệp, gắn với thực tiễn. Các môn học lý thuyết phải tổng quát hơn để SV có cái nhìn tổng thể, dựa trên luật kế toán, chế độ kế toán, các chuẩn mực kế toán. Bên cạnh đó, phải bổ sung các môn học thực hành bám sát thực tiễn như Mô phỏng kế toán, Excel trong kế toán, Phần mềm kế toán… Kết quả khảo sát việc làm thể hiện rằng SV Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường ĐH Văn Lang ra trường có thể tự tin làm việc được ngay, không cần đào tạo lại.

Theo anh Nguyễn Sỹ Hà, Trợ lý kiểm toán công ty TNHH PwC, cựu SV khóa 14: “Mặc dù môn Mô phỏng Kế toán đã đáp ứng tốt về mặt kiến thức cho SV, nhưng tôi cho rằng SV nên đi thực tập vì đây là cơ hội tốt để các bạn luyện tập thêm kỹ năng và tạo mối quan hệ. Ví dụ, công ty PwC hiện nay không còn áp dụng hình thức tuyển dụng lao động mới từ bên ngoài mà chỉ tuyển dụng từ nguồn SV thực tập vì họ đã có kinh nghiệm làm việc ngay tại công ty, đã quen với môi trường, công ty không cần huấn luyện lại”.

DH van lang ke toan 20 nam dao tao 02Ông Phan Huy Vũ, Chủ tịch HĐQT Công ty Kim Cát Việt, đánh giá cao việc thay đổi nội dung chương trình đào tạo theo định hướng của Khoa KTKT: “Ngày xưa tôi học kế toán, chỉ biết định khoản Nợ và Có. Chúng tôi ra trường đều xin được việc làm ngay và rất nhiều bạn bè của chúng tôi hôm nay cũng đã thành đạt. Nhưng nhà trường và SV hôm nay cần hiểu rằng yêu cầu của xã hội lúc đó chỉ dừng lại mức đó. Còn ngày nay, yêu cầu của xã hội đã thay đổi rất nhiều, nếu đơn vị đào tạo vẫn cứ tưởng SV của mình 10 năm đầu thành công để rồi vẫn giữ nguyên chương trình và phương thức đào tạo, không thay đổi theo xã hội, thì nghĩa là đã lạc hậu”. 
Ảnh: Ông Phan Huy Vũ Chủ tịch HĐQT Công ty Kim Cát Việt.

DH van lang ke toan 20 nam dao tao 03

Bà Nguyễn Thị Như Diễm – Trưởng phòng Dữ liệu Công ty Chứng khoán Vietstockbà Ngô Thiên Diệu – Trưởng phòng Giao dịch Ngân hàng SCB, cho rằng: “Chương trình đào tạo của Khoa Kế toán – Kiểm toán theo định hướng mở là tốt. SV học chương trình này có thể làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau ngoài kế toán, như ngân hàng, kinh doanh, tài chính, chứng khoán,…”

 

 

  

► Mô phỏng kế toán – bước đột phá

DH van lang ke toan 20 nam dao tao 04Với anh Nguyễn Sỹ Hà (ảnh bên), Trợ lý kiểm toán Công ty TNHH Pricewaterhouse & Coopers (PwC – công ty đứng đầu trong nhóm Big4 – 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới), thì môn Mô phỏng Kế toán là “điều giá trị nhất” tích lũy được trong 4 năm học tại Trường ĐH Văn Lang. Anh cho biết hầu như các trường khác chưa có chương trình này, và đề xuất Trường mở thêm môn Mô phỏng Kiểm toán để SV tốt nghiệp càng nhạy bén, chuyên nghiệp.

Với chị Đinh Thị Kiều Trang, cựu SV khóa 16, hiện là nhân viên kế toán công ty TMF, và nhiều CSV khác đã kiểm chứng bằng thực tế công việc của mình, thì “Nội dung môn học Mô phỏng hoàn toàn phù hợp với thực tế công việc kế toán mà nhân viên mới ra trường cần phải làm trong 6 tháng. Nên ghi quá trình học Mô phỏng kế toán vào kinh nghiệm làm việc sẽ thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Đây chính là lợi thế của sinh viên Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường ĐH Văn Lang”.


Anh Võ Duy Khanh, Phó trưởng Phòng Kiểm toán Công ty KPMG, cũng đề xuất Khoa nên xúc tiến triển khai thêm chương trình mô phỏng kiểm toán để SV có mong muốn theo con đường này được tiếp cận sớm với các quy trình kiểm toán thực tế.

DH van lang ke toan 20 nam dao tao 05Nhà tuyển dụng thường muốn tuyển những nhân viên đã có kinh nghiệm làm việc để giảm thiểu chi phí đào tạo. Đây là trở ngại rất lớn đối với SV mới tốt nghiệp. Quan điểm “kinh nghiệm làm việc” ở đây, theo chị Trương Thị Kim Chi (ảnh bên), Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Nam: “Thông thường các doanh nghiệp cần nhân viên có kinh nghiệm để rút ngắn thời gian đào tạo. Đối với các bạn mới ra trường, nếu chưa có kinh nghiệm mà tìm hiểu trước được trình tự công việc là rất tốt. Một khi hiểu trình tự công việc, nghĩa là các bạn có kiến thức chuyên môn trong quá trình học tập, năng lực quan sát trong quá trình thực tập, khả năng học hỏi tốt từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường… Một nhân viên như thế hẳn sẽ gây được thiện cảm với nhà tuyển dụng”.

Theo anh Nguyễn Sỹ Hà, Trợ lý kiểm toán công ty TNHH PwC, cựu SV khóa 14: “Mặc dù môn Mô phỏng Kế toán đã đáp ứng tốt về mặt kiến thức cho SV, nhưng tôi cho rằng SV nên đi thực tập vì đây là cơ hội tốt để các bạn luyện tập thêm kỹ năng và tạo mối quan hệ. Ví dụ, công ty PwC hiện nay không còn áp dụng hình thức tuyển dụng lao động mới từ bên ngoài mà chỉ tuyển dụng từ nguồn SV thực tập vì họ đã có kinh nghiệm làm việc ngay tại công ty, đã quen với môi trường, công ty không cần huấn luyện lại”.


2 . Kiến thức và kỹ năng thời hội nhập

Năm 2015, Việt Nam sẽ gia nhập vào Cộng đồng kinh tế Asean (AEC). Khối ASEAN sẽ sử dụng chung nguồn lao động, do vậy, nhiều cơ hội cũng như thách thức đặt ra cho thị trường lao động cũng như các đơn vị đào tạo. Hiện tại, một số cựu SV của Khoa Kế toán – Kiểm toán đã có cơ hội thử sức với thị trường lao động quốc tế, như anh Bùi Nguyên Hoàng (khóa 3) đang làm việc tại Malaysia, anh Hà Kim Hải (khóa 11) đang làm việc tại Singapore… Nếu chú tâm học tập và rèn luyện, SV hoàn toàn có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

  ► LCCI – Hội nhập quốc tế về kiến thức

Hội nhập quốc tế về giáo dục là con đường tất yếu trong xu thế hiện nay để tạo nên nguồn nhân lực đạt chuẩn chung. Từ năm 2008, để tạo lợi thế cạnh tranh cho SV ngành Kế toán Trường ĐH Văn Lang, Khoa Kế toán – Kiểm toán đã hợp tác với Tổ chức LCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp London, Anh quốc) để đào tạo và cấp chứng chỉ quốc tế LCCI về kế toán. 

Chị Nguyễn Thị Quỳnh Hương, nguyên Trợ lý kiểm toán Công ty Ernst&Young (E&Y), cựu SV khoá 11, từng đạt bằng Diploma LCCI và giành được suất thực tập nghề nghiệp tại Malaysia, cho rằng: “LCCI được biết đến nhiều và được các công ty ở Malaysia tín nhiệm. Hầu như các nước ASEAN sử dụng bằng cấp của LCCI như một chuẩn chung, đặc biệt là đối với lĩnh vực kế toán”.

Là người đã từng tham gia chương trình này và nhận giải thưởng danh dự World Silver Medallion với số điểm cao nhất ở môn Tính toán thương mại cấp cao của chương trình LCCI 2010, anh Nguyễn Sỹ Hà khẳng định: “Song song với Mô phỏng Kế toán, LCCI là chương trình rất giá trị trong công việc của mình khi ra trường. Nó tạo một lợi thế lớn cho mình khi nộp đơn dự tuyển vào bất cứ vị trí nào, về kiến thức chuyên môn lẫn việc làm đẹp hồ sơ”. 
Ngày 23/4/2015 vừa qua, Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường ĐH Văn Lang vừa tổ chức Lễ trao bằng và chứng chỉ LCCI cho 37 SV tham gia học và thi đậu bằng cấp quốc tế LCCI đợt gần đây nhất.

DH van lang ke toan 20 nam dao tao 06Lễ trao bằng và chứng chỉ LCCI cho SV ngành Kế toán (23/4/2015)

 
► Ngoại ngữ- TOEIC 500

DH van lang ke toan 20 nam dao tao 07Theo chuẩn đầu ra của Khoa Kế toán – Kiểm toán hiện nay, trình độ Anh ngữ của SV khóa 20 khi tốt nghiệp là 500 điểm TOEIC. Chị Nguyễn Thị Quỳnh Hương (ảnh bên) , nguyên Trợ lý kiểm toán Công ty Ernst&Young (E&Y) góp ý: “500 điểm TOEIC chưa thể xem là chuẩn để SV ra trường làm việc trong môi trường nước ngoài, vì đạt mức 600-700 điểm mới có thể thực sự giao tiếp tốt. Các bạn phải cố gắng nhiều hơn mức chuẩn hiện có”.


Cũng rất quan tâm về chương trình tiếng Anh của Khoa Kế toán Kiểm toán, chị Nguyễn Vũ Kim Yến, giáo viên Anh ngữ trường Leecam, cho rằng SV rất ít chú ý học và luyện tập giao tiếp bằng tiếng Anh, đồng thời, nội dung các học phần Anh văn của Khoa chưa cung cấp đủ tiếng Anh chuyên ngành để làm việc: “…Chuẩn Anh văn phải là giao tiếp được, làm việc được chứ không chỉ thể hiện qua giá trị bằng cấp. Đặc biệt, trong giai đoạn hội nhập sắp tới, muốn có được việc làm tốt ở công ty nước ngoài, trước tiên cần phải giao tiếp được bằng tiếng Anh”.

 

► Luyện tập kỹ năng

Là SV mới ra trường, chúng em thường chỉ có được kiến thức cơ bản về mặt học thuật. Việc thiếu kỹ năng sống và kỹ năng mềm là vấn đề khiến chúng em gặp nhiều khó khăn trong công tác cũng như trong cuộc sống, dẫn đến dễ mắc sai lầm” – băn khoăn của bạn Ngô Thị Xuân Vân cũng là băn khoăn chung của các bạn khóa 17, SV năm thứ 4.

DH van lang ke toan 20 nam dao tao 08Thông cảm với nỗi niềm này, anh Trần Minh Chánh, Trưởng nhóm kiểm toán Công ty TNHH E&Y, anh Võ Duy Khánh, Kế toán trưởng công ty W.L.C, chia sẻ:

Theo kinh nghiệm bản thân tôi, tham gia phong trào Đoàn – Hội, các bạn sẽ tự tin, có khả năng làm việc nhóm, giao tiếp tốt. Làm kế toán không gói gọn trong văn phòng như các bạn nghĩ, mà đi tới nhiều doanh nghiệp, tiếp xúc nhiều con người. Tốt nhất, mới ra trường, các bạn nên chủ động trao đổi với người đi trước giàu kinh nghiệm, để biết cách ứng xử tốt hơn. Đồng thời, mình chủ động đến các doanh nghiệp để phát triển bản thân trong môi trường thực tế. Kế toán bây giờ không còn khô khan, thụ động như 10 năm trước, đặc biệt là ở các doanh nghiệp nước ngoài

 Ánh: Anh Võ Duy Khánh, Kế toán trưởng công ty W.L.C

Còn với chị Trương Thị Kim Chi, Phó Tổng Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng TMCP Phương Nam: “Ra trường đi làm sẽ càng thấy rõ hoạt động đoàn thể mang đến rất nhiều cái lợi. Ngoài kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, các bạn còn học được cách tổ chức, sắp xếp chương trình, sự kiện, có thêm sự ủng hộ của đồng nghiệp. Do đó, bạn nào chưa hoạt động Đoàn – Hội thì nên cố gắng tham gia, bạn nào đang hoạt động thì hãy tiếp tục phát huy. Khi đã hoạt động, nghĩa là mình có tinh thần trách nhiệm không chỉ với cá nhân mà với tổ chức”.

DH van lang ke toan 20 nam dao tao 09Chị Lê Thị Hồng Ánh, Giám đốc nhân sự Công ty Avery Dennison, cho biết: “Cách đây 2 tuần, theo đề nghị của Khoa, tôi phụ trách hướng dẫn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng viết CV và phỏng vấn cho SV khóa 17. Tôi nhận thấy SV Khoa Kế toán – Kiểm toán hiện nay  năng động, dạn dĩ, tự tin. Kỹ năng phải rèn luyện nhiều mới có. Tôi tin rằng nếu các bạn cố gắng luyện tập thì các bạn sẽ thành công.”

Chị Lê Thị Hồng Ánh (ảnh bên) cũng cho rằng nếu SV đạt được cam kết của Nhà trường là “có thể làm việc được ngay” thì không phải lo lắng trong quá trình tìm việc làm. Cũng đồng tình với quan điểm đó, chị Biện Thị Thanh Thảo, Kế toán trưởng Công ty CPTM Việt Nữ, chị Huỳnh Hạ Quyên, Kế toán trưởng Công ty GlaxoSmithKline, khẳng định: “Chúng tôi rất hoan nghênh những sinh viên mới tốt nghiệp mà hội đủ những tố chất được mô tả trong chuẩn đầu ra của Khoa Kế toán Kiểm toán”.


Buổi tọa đàm “Sự đáp ứng về kiến thức và kỹ năng của SV Khoa Kế toán – Kiểm toán đối với nhu cầu xã hội” là dịp để giảng viên và SV của Khoa hiểu rằng phía trước vẫn còn nhiều khó khăn. Chỉ khi hình dung được những khó khăn và thách thức, thì cả nhà trường và SV mới có động lực và định hướng cần thiết để đối mặt và bước qua. Bên cạnh đó, việc gắn kết giữa nhà trường và các doanh nghiệp để cùng thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội là công tác quan trọng không chỉ với Trường mà với cả doanh nghiệp – nơi sử dụng nguồn lao động ấy. Hoạt động định kỳ này của Khoa Kế toán – Kiểm toán qua nhiều năm đã có tác dụng nhất định và trở thành căn cứ để Hội đồng Khoa học – Đào tạo của Khoa rà soát chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra, để giảng viên rà soát mục tiêu giảng dạy cho từng môn học. 
 

Bích Vân

 

Tin tức mới nhất

Ngành Y Khoa

Mã ngành: 7720101 Thời gian đào tạo: 6 năm Văn bằng: Bác sĩ Y khoa Tổ hợp môn: A00: Toán – Lý...

Từ ngày 08 -12/10/2022, tân sinh viên Khóa 28 đăng ký xét Học bổng tuyển sinh

Ngày 08/10, Trường Đại học Văn Lang thông báo bắt đầu nhận hồ sơ xét Học bổng tuyển sinh...

Cầu thủ trẻ CLB Bóng đá Phố Hiến nhập học Trường Đại học Văn Lang

Chiều ngày 29/09/2022, 05 cầu thủ trẻ đến từ CLB Bóng đá Phố Hiến, hiện đang tham dự đội...

Cơ hội trải nghiệm học tập tại Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ) cho sinh viên Văn Lang

Dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Văn Lang và Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ)...

Bài viết liên quan