Tổng thống Rwanda thăm trường ĐH Carnegie Mellon

(TT. Thông tin – Văn Lang, 23/9/2011) – Thông tin mới nhất từ trường ĐH Carnegie Mellon, Hoa Kỳ – đối tác của trường ĐH Văn Lang trong đào tạo ngành Kỹ thuật Phần mềm – cho biết ngày 16/9 vừa qua Tổng thống nước Cộng hòa Rwanda đã đến thăm trường ĐH Carnegie Mellon và cảm ơn về việc Carnegie Mellon chuyển giao những chương trình đào tạo Kỹ nghệ Phần mềm cho Rwanda.

image001

Tổng thống Kagame (bên phải) và Hiệu trưởng CMU, Jared L. Cohon, trong buổi nói chuyện hôm 16/9/2011

Ngài Paul Kagame, tổng thống nước Cộng hòa Rwanda, vừa có buổi nói chuyện tại khu Rangos Ballroom (University Center) của trường Đại học Carnegie Mellon vào lúc 17h thứ sáu, 16/9/2011, về chiến lược của Rwanda đóng góp vào sự phát triển kinh tế toàn cầu, về vai trò đầu tàu của nền công nghệ thông tin và truyền thông đối với sự phát triển của Đông Phi, và vai trò cộng tác mà trường Carnegie Mellon sẽ nắm giữ để giúp đất nước ông tiếp tục con đường xây dựng kinh tế dựa trên nền tảng tri thức.

Trước chuyến thăm, Tổng thống Kagame và Hiệu trưởng CMU, Jared L. Cohon, đã thông báo về việc ĐH Carnegie Mellon sẽ cung cấp những chương trình đào tạo cấp bằng Kỹ nghệ phần mềm ở Kigali, Rwanda, bắt đầu vào mùa thu 2012. CMU cũng sẽ cung cấp một chương trình Thạc sỹ khoa học về Quản lý Công nghệ Phần mềm. Thêm vào đó, trường Carnegie Mellon sẽ cộng tác với Chính phủ Rwanda để phát triển một vườn ươm phát kiến, những chương trình đào tạo thực hành nâng cao, những chương trình giáo dục quản trị, và một trung tâm nghiên cứu lưu động.

Đây tiếp tục là một động thái nữa cho thấy sự quan tâm của chính phủ các quốc gia, đặc biệt là Mỹ, đối với giáo dục, coi giáo dục là nền tảng của nhiều tiến bộ về kinh tế, chính trị, khoa học và văn hóa. Nhà giáo dục học nổi tiếng Gunnar Myrdal (Mỹ) từng nói: “Trong suốt chiều dài lịch sử của nước Mỹ, giáo dục luôn là niềm hy vọng lớn lao để cải biến từng cá nhân và xã hội”.

GS. John Vũ Nguyên Kỹ sư trưởng Tập đoàn Boeing

Giáo sư ĐH Carnegie Mellon Carnegie Mellon University là trường đại học xếp hạng số 1 thế giới trong lĩnh vực công nghệ máy tính. (theo bình chọn của tạp chí US News & World Report 2011) Trường ĐH Văn Lang hiện là trường đại học duy nhất tại khu vực phía Nam đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm theo chương trình chuyển giao của CMU . Thỏa thuận chuyển giao chương trình và công nghệ đào tạo giữa CMU và ĐH Văn Lang được ký vào tháng 5/2008. Những sinh viên khóa 17 nhập học năm 2011 sẽ là thế hệ sinh viên thứ tư của trường Văn Lang được thụ hưởng chương trình đào tạo mũi nhọn này.

Chương trình đào tạo tại trường Văn Lang được chuyển giao từ CMU hướng đến tính chuyên nghiệp trong hoàn thiện kiến thức Kỹ thuật và kỹ năng Quản trị cho sinh viên. Các môn học chuyên ngành được giảng dạy trên cơ sở sử dụng toàn bộ giáo trình, bài tập, tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh, được chuyển giao trực tiếp từ CMU, và do giảng viên đã được tu nghiệp tại CMU trực tiếp giảng dạy. Sau khi hoàn thành những môn học được chuyển giao từ CMU, sinh viên sẽ được trường đại học danh tiếng này trực tiếp cấp chứng chỉ. Đến nay, các Sinh viên khóa đầu theo học chương trình đã hoàn thành 13/18 môn học của chương trình đào tạo, tương ứng với 13 chứng chỉ CMU. 

Hỗ trợ chương trình, Hãng máy bay Boeing thường niên cấp 10 suất học bổng cho những sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm có kết quả học tập tốt, mỗi học bổng trị giá 1000USD. Đến nay đã có 20 Sinh viên của ĐH Văn Lang vinh dự được nhận học bổng giá trị này.

 

Tin tức mới nhất

Ngành Y Khoa

Mã ngành: 7720101 Thời gian đào tạo: 6 năm Văn bằng: Bác sĩ Y khoa Tổ hợp môn: A00: Toán – Lý...

Từ ngày 08 -12/10/2022, tân sinh viên Khóa 28 đăng ký xét Học bổng tuyển sinh

Ngày 08/10, Trường Đại học Văn Lang thông báo bắt đầu nhận hồ sơ xét Học bổng tuyển sinh...

Cầu thủ trẻ CLB Bóng đá Phố Hiến nhập học Trường Đại học Văn Lang

Chiều ngày 29/09/2022, 05 cầu thủ trẻ đến từ CLB Bóng đá Phố Hiến, hiện đang tham dự đội...

Cơ hội trải nghiệm học tập tại Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ) cho sinh viên Văn Lang

Dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Văn Lang và Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ)...

Bài viết liên quan