Trong bối cảnh cả thế giới đang hứng chịu các thiên tai nghiêm trọng, cùng với việc suy giảm diện tích rừng, ô nhiễm môi trường… Chưa kể, tốc độ đô thị hóa quá nhanh, công trình xây dựng ngày một nhiều đã trở thành thách thức lớn cho cả nhân loại. Để hạn chế tình trạng này, “thiết kế xanh – công trình xanh” đã dần xuất hiện và trở thành trào lưu phát triển mạnh mẽ.

Muốn có quy hoạch phát triển xây dựng bền vững, cần tuân thủ nhiều quy chuẩn Công trình Xanh của quốc gia. Đồng thời, lồng ghép chương trình tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu vào quy hoạch đô thị, chiến lược xây dựng… để đạt được tiêu chí “XANH” cho thành phố và môi trường.

Trong lĩnh vực thiết kế xanh không chỉ là đồ thị, bản vẽ có nhiều màu xanh hoặc nhiều cây xanh. Thiết kế xanh chính là bản quy hoạch đảm bảo đủ các yếu tố: địa điểm bền vững; bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn nước, năng lượng; tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn đa dạng sinh thái; thân thiện với môi trường… từ khâu thiết kế đến khâu xây dựng và tháo dỡ.

Về tổ chức không gian trong quy hoạch xây dựng đô thị cần tận dụng các lợi thế về kinh tế, xã hội, môi trường, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và một số điều kiện tự nhiên khác (địa chất, địa hình, khí hậu…). Cấu trúc phát triển không gian đô thị được xác định trên cở sở khung thiên nhiên của đô thị, các điều kiện hoặc tiềm năng của đô thị; mà còn phải đảm bảo phát triển bền vững, năng động và hiệu quả.

Theo đó, quy hoạch đô thị là phải tạo ra các không gian xanh và chúng cần phải có sự kết nối với nhau. Tỷ lệ đất dành cho không gian xanh của mỗi công trình phải đạt 25-40% tổng diện tích đất tùy khu vực, bao gồm: cây xanh công cộng, cây xanh trong khu nhà riêng, cây trồng vỉa hè… Đồng thời, mỗi đơn vị xây dựng phải có tối thiểu 1 công trình vườn hoa.

Đối với các khu vực không thường xuyên có nước, cần phải lắp đặt hệ thống tưới tiêu tự động. Điều này nhằm giúp tiết kiệm nước và có thể tái sử dụng nguồn nước mưa hoặc nước tải đã qua sử dụng để tưới cây, rửa đường… Trên tất cả các tuyến đường giao thông, cần phải tăng cường rồng cây xanh và thảm thực vật. Đồng thời, phải tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí đi lại giữa các khu vực trong đô thị. Các công trình dịch vụ như trường học, siêu thị, cửa hàng… phải đảm bảo bán kính phục vụ từ 500 – 1.000m. Cùng với đó, mỗi công trình phải khuyến khích sử dụng phương tiện tiết kiệm năng lượng hoặc năng lượng sạch như xăng, gas sinh học.


Vai trò của thiết kế kiến trúc xanh trong quy hoạch và phát triển đô thị

Cần quy hoạch đường dành riêng cho người đi bộ hoặc phương tiện ít gây ô nhiễm môi trường như xe đạp, xe đạp điện… Sử dụng công nghệ thông tin vào việc điều hành, quản lý giao thông và kiểm soát nguồn phát thải của các phương tiện. Về quy hoạch hệ thống thoát nước, cần tận dụng tối đa điều kiện địa hình tự nhiên về mặt thoát nước thải sinh hoạt. Cần phải lựa chọn giải pháp xử lý nước thải tiết kiệm năng lượng, vệ sinh môi trường. Xây dựng ao hồ trữ nước thải để tưới cây, cỏ.

Đẩy mạnh công tác đánh giá của công trình tác động đến môi trường trong việc quy hoạch đô thị. Theo đó, phải quy hoạch khu tập kết rác thải an toàn, hợp lý và đảm bảo vệ sinh môi trường. Khi chọn địa điểm xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn, cần phải nghiên cứu khả năng phục vụ liên vùng của các đô thị gần nhau, tạo thuận lợi cho việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật, cũng như giảm tác động chiếm đất và ô nhiễm môi trường. Xung quanh khu xử lý rác thải cần tồng cây xanh cách lý và thiết lập hệ thông xử lý chất lượng để không ảnh hưởng đến nguồn nước hoặc không khí xung doanh. Rác thải cần được tổ chức phân loại tại nguồn: rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ có thể tái sử dụng và rác thải nguy hại.

Đô thị bền vững phải đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế xanh

Các yếu tố phát triển bền vững cơ bản: Bền vững về môi trường; Bền vững về xã hội; Bền vững về kinh tế; Bền vững về kỹ thuật, khoa học công nghệ. Các tiêu chí luôn có sự tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến nhau. Đối với các đô thị về vững về môi trường cần phải đảm bảo cân bằng hệ sinh thái và đáp ứng đủ tiêu chí thiết kế xanh: sử dụng năng lượng, tài nguyên, đất đai, nguồn nước… hiệu quả. Đồng thời, đảm bảo môi trường đô thị xanh sạch đẹp và giảm thiểu các tác động do sản xuất, sinh hoạt, giao thông… gây ra.

Về mặt xã hội, phải đảm bảo sự phát triển hài hòa cân đối, công bằng giữa các công đồng, đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần đa dạng của cư dân sinh sống trong đô thị. Về kinh tế, phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và thu nhập cho người dân. Giảm sự phân biệt giàu nghèo và khai thác hiệu quả nguồn lực con người. Cũng như, chủ động tạo công ăn việc làm cho người dân phù hợp với chuyên môn và kinh nghiệm. Về kỹ thuật, khoa học công nghệ cần đảm bảo ứng dụng các thiết bị tiên tiến, thông minh để giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và bảo vệ môi trường.

Thiết kế kiến trúc xanh trong quy hoạch và phát triển đô thị là cách mà nhiều nước trên thế giới đã thực hiện. Để có công trình xanh cần phải thực hiện nhiều công đoạn từ khâu chọn địa điểm, khai thác và tận dụng các nội tố xung quanh công trình. Đồng thời, phải có giải pháp bảo tồn, khôi phục đa dạnh sinh thái và đảm bảo tỷ lệ xanh xung quanh khu vực.

Việc nắm bắt các tiêu chí thiết kế xanh vào quy hoạch và phát triển đô thị sẽ giúp giảm thiểu nguồn năng lượng đã sử dụng, tiết kiệm nhiên vật liệu và mang đến môi trường xanh, sạch. Nhờ đó, giữ được sự bền vững về kinh tế, tài nguyên và môi trường cho các thế hệ mai sau.

Nắm bắt được “sức nhiệt” của thiết kế xanh trong tương lai, Trường Đại Học Văn Lang tiên phong trong công tác xây dựng các chương trình giảng dạy và đào tạo ngành Thiết kế xanh. Sinh viên trải qua quá trình đào tạo của trường có thể đảm đương các chức vụ: Kỹ sư thiết kế và thi công công trình Xanh, Kỹ sư môi trường, Kỹ sư quản lý và giám sát công trình, Chuyên gia quản lý các dự án công trình xanh (Green building project manager), chuyên viên cấp phép môi trường trong các sở ban ngành, thẩm tra quy hoạch môi trường (Environmental plan reviewer),… với mức lương hấp dẫn.

Sinh viên có thể học chuyên ngành Thẩm mỹ tại Đại học Văn Lang

(P.TS&TT – Văn Lang, 13/8/2020) – Năm 2020, Trường Đại học Văn Lang mở nhiều ngành đào tạo tiên phong lần đầu tiên có mặt tại...

Ngành Văn học ứng dụng khởi động kết nối chương trình đào tạo của các trường đại học Pháp

Ngày 05/12/2018, Ngành Văn học ứng dụng Trường Đại học Văn Lang đã đến thăm và làm việc về chương trình hợp tác với...

Hội thảo khoa học ngành Văn học ứng dụng – khát vọng cải cách đào tạo ngành Văn học bậc đại học

Sáng ngày 04/6/2019, Khoa Xã hội & Nhân văn Trường Đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo Khoa học ngành Văn học (Ứng dụng) tại phòng...