Xét tuyển nguyện vọng bổ sung 2012 vào trường Đại học Văn Lang: Tiềm năng của nhóm ngành Kỹ thuật – Công nghệ

(TT. Thông tin – Văn Lang, 21/8/2012) – Một nghịch lý tiếp diễn trong những năm gần đây là các ngành kỹ thuật, công nghệ không được nhiều thí sinh quan tâm tìm hiểu và lựa chọn mặc dù đây là những ngành tiềm năng.

Nếu thế kỷ 19 là thế kỷ của khoa học công nghệ thì thế kỷ 20 là thế kỷ của tài chính; vậy thế kỷ 21 được “đặt tên” là gì? Dường như quá sớm để định danh cho thế kỷ này bởi thế giới mới chỉ biến chuyển hơn một phần mười chặng đường của nó. Tuy nhiên, vì thế giới “yêu cầu” kỹ thuật, công nghệ thay đổi, phát triển bộ mặt của nó hiện đại hơn, tiện ích hơn nên những ngành kỹ thuật, công nghệ sẽ thực sự có chỗ đứng vững vàng và lâu dài trong thế kỷ này.

Chọn ngành học luôn gắn liền với chọn nghề nghiệp. Vì vậy, lựa chọn của bạn không chỉ để “hợp” với thì hiện tại mà còn phải “hướng” đến thì tương lai. Hãy thử làm một bài toán thực tế để thấy được giá trị của những ngành kỹ thuật, công nghệ trong một tương lai 5 – 10 năm tới, và trong một tương lai xa hơn nữa.

Theo Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và Thông tin thị trường lao động Tp. Hồ Chí Minh, 10 nhóm ngành nghề có nhu cầu cao trong giai đoạn 2012 – 2015 và xu hướng đến năm 2020 là: cơ khí; luyện kim; công nghệ ô tô xe máy; hóa – hóa chất; y, dược, mỹ phẩm; công nghệ chế biến thực phẩm; công nghệ thông tin – điện – điện tử – viễn thông; xây dựng; kiến trúc; giao thông vận tải; dịch vụ – phục vụ – du lịch – giải trí – nhà hàng – khách sạn; marketing – kinh tế – kinh doanh – bán hàng; quản lý – hành chính văn phòng; tài chính – ngân hàng – kế toán – bảo hiểm; dệt – may – giày da – thủ công mỹ nghệ.

Năm 2012, trường Đại học Văn Lang tuyển sinh 5 ngành thuộc nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ là: Kỹ thuật Phần mềm (A, A1, D1) , Kỹ thuật Nhiệt (A A1), Công nghệ Sinh học (A, B), Công nghệ Kỹ thuật Môi trường (A, B) và Kỹ thuật Công trình Xây dựng (A, A1).

Kỹ thuật Phần mềm – mũi nhọn của ngành Công nghệ Thông tin: rất cần và rất thiếu

Với hơn 200 trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đào tạo lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT) trên cả nước, nhân lực CNTT tại Việt Nam là một con số khổng lồ. Dù vậy, thị trường lao động lĩnh vực này vẫn luôn thiếu hụt vì kiến thức chuyên môn, kỹ năng chuyên nghiệp, kinh nghiệm thực hành và ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, cán cân ngành nghề trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam đang có chuyển biến lớn. Theo dự báo của Hội Tin học Việt Nam, từ năm 2012 – 2020, nguồn nhân lực CNTT mà thị trường cần không phải là kỹ sư phần cứng mà là kỹ sư phần mềm và an ninh mạng. Do đó, ngành Kỹ thuật Phần mềm thực sự là một ngành học tiềm năng.

image001

GS. Anthony Lattanze (CMU, Hoa Kỳ) trao đổi với sinh viên khóa 15 (2009 – 2013) ngành Kỹ thuật Phần mềm theo chương trình CMU về nội dung môn Software Architect and Design, Văn Lang, tháng 3/2012.

Hiện nay, số lượng trường đại học tại Việt Nam đào tạo chuyên sâu về ngành Kỹ thuật Phần mềm tương đối ít, đào tạo theo chương trình chuẩn quốc tế càng hiếm. Nhận thấy sự chuyển hướng tất yếu của nguồn nhân lực CNTT, năm 2008, trường Đại học Văn Lang đã đầu tư mua chương trình đào tạo Kỹ thuật Phần mềm của Đại học Carnegie Mellon (CMU, Hoa Kỳ) – trường đại học nhiều năm liên tiếp được U.S. News xếp hàng đầu thế giới về lĩnh vực Kỹ thuật Phần mềm. Cách xa nửa vòng trái đất, cái tên CMU còn xa lạ với nhiều người Việt Nam; nhưng đối với những người yêu thích CNTT, danh tiếng CMU là tài khoản bảo hiểm vô giá cho sự nghiệp của họ, bởi uy tín của CMU được tạo dựng trên cơ sở những thành tựu công nghệ ấn tượng của tập thể giáo sư, sinh viên CMU trong suốt lịch sử 112 năm của trường. Trường Đại học Văn Lang muốn đảm bảo với người học chương trình này những giá trị: ngành học tiềm năng với cơ hội việc làm rộng mở; chương trình học chuẩn quốc tế của trường danh tiếng nhất trong lĩnh vực Kỹ thuật Phần mềm; chất lượng đầu ra đáp ứng được những tiêu chí tuyển dụng thị trường lao động cần và nguồn nhân lực hiện nay vẫn còn yếu như khả năng ngoại ngữ, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, kiến thức chuyên ngành cập nhật và có kinh nghiệm thực hành.

Kỹ thuật Nhiệt: ngành học thú vị và nghề nghiệp bền vững

Với yêu cầu phát triển bền vững, an toàn năng lượng dần có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. Theo đó, ngành Kỹ thuật Nhiệt có một tương lai đầy hứa hẹn nhưng ít ai nhìn thấy. Chúng ta có thể nhận ra sự hiện diện của Kỹ thuật Nhiệt ở khắp nơi: hệ thống bảo quản, cấp đông trong công nghệ thực phẩm; hệ thống nhiệt trong dây chuyền sản xuất ở các nhà máy; hệ thống điều hòa không khí từ quy mô sinh hoạt gia đình đến quy mô cao ốc văn phòng, công sở, chung cư… Không đơn giản là việc lắp đặt, vận hành; ngành Kỹ thuật Nhiệt yêu cầu nhân lực ở trình độ cao hơn nhằm thiết kế, tư vấn, cung ứng, tự động hóa hệ thống và đưa ra giải pháp công nghệ, kỹ thuật đảm bảo thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng.

image003

Văn Lang là một trong số ít những trường đào tạo ngành Kỹ thuật Nhiệt tại Tp. Hồ Chí Minh, bên cạnh các trường lớn như Đại học Bách khoa, Đại học Sư phạm Kỹ thuật. Hiện tại, các sinh viên năm ba và năm tư ngành Kỹ thuật Nhiệt của trường Đại học Văn Lang đã được các doanh nghiệp lớn trong ngành như REE, Carier… đặt hàng, thực tập có trả lương. Ngoài tấm bằng kỹ sư Kỹ thuật Nhiệt, Văn Lang còn tạo điều kiện để các bạn tham gia học, thi lấy chứng chỉ chuyên ngành do các công ty nước ngoài cấp (Trane, Dunham Bush…) và chứng chỉ tin học chuyên ngành do Autodesk cấp. Đơn đặt hàng nhân lực ngành Kỹ thuật Nhiệt vẫn được chuyển đến đều đặn cho Văn Lang, cung không đủ cầu nên tương lai nghề nghiệp ngành này thực sự tốt. KHoa Kỹ thuật Nhiệt của trường cam kết đảm bảo việc làm cho 100% sinh viên tốt nghiệp, cam kết đó đã, đang được giữ đúng.

Công nghệ Kỹ thuật Môi trường – ngành học “cách mạng”

Theo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, giai đoạn 2012 – 2015, nước ta cần bổ sung 40.500 nhân lực ngành tài nguyên và môi trường cho các đơn vị quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp. Cùng với quá trình phát triên đô thị và công nghiệp hóa, nhu cầu nguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật môi trường của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp ngày càng tăng. Ngành học này cũng mở ra cơ hội để bạn tiếp cận với một nghề mới: cảnh sát môi trường.

image005

Sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường được định hướng con đường nghề nghiệp: nghiên cứu và thiết kế công nghệ. (ảnh: sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường khóa 15 làm việc trong phòng thí nghiệm).

Đây là ngành học đầu tiên của trường Đại học Văn Lang được Bộ GD & ĐT cho phép đào tạo bậc cao học. Đây là một Khoa rất mạnh, 100% giảng viên cơ hữu của khoa nhận học vị tiến sĩ và thạc sĩ chuyên ngành ở nước ngoài (Hà Lan, Pháp, Úc, Thái Lan). Trong các năm gần đây, những đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường đạt được nhiều giải thưởng giá trị. Đội ngũ giảng viên của Khoa thường xuyên triển khai những đề tài nghiên cứu và chuyển giao công nghệ có tính ứng dụng cao và có những đóng góp thiết thực, nổi bật cho ngành Môi trường của khu vực Tp. HCM và các tỉnh phụ cận.

Công nghệ Sinh học: những xu thế phát triển mới

Công nghệ Sinh học không phải là ngành học mới nhưng lại tiềm ẩn những xu thế phát triển mới. Công nghệ Sinh học dần được khẳng định là ngành khoa học ứng dụng. Diện ứng dụng của ngành này khá rộng, cả trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp lẫn dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y học. Chất lượng cuộc sống ngày càng được chú trọng, yêu cầu về nguồn thực phẩm hữu cơ sạch, an toàn của xã hội chính là chìa khóa cho công nghệ sinh học thực phẩm phát triển. Những nghiên cứu mang tính ứng dụng của công nghệ sinh học vi sinh thực sự có ý nghĩa trong việc tìm hiểu, chẩn đoán và chữa bệnh cho con người. Cơ hội việc làm của ngành mở rộng sang các dịch vụ y khoa (kiểm nghiệm, thí nghiệm, xét nghiệm). Vì vậy, đây là một ngành hứa hẹn nhiều cơ hội việc làm trong các năm tới.

image007

Ngành Công nghệ Sinh học được tổ chức đào tạo tại Văn Lang ngay từ khi thành lập trường. Đây là ngành học yêu cầu cần phải được thí nghiệm, thực hành. Trường Đại học Văn Lang đã đầu tư xây dựng hai phòng thí nghiệm công nghệ sinh học và một phòng nuôi cấy mô thực vật đạt tiêu chuẩn phòng thí nghiệm công nghệ sinh học cấp độ phân tử. Chương trình đào tạo được thiết kế với 19 học phần thực hành; sinh viên từ năm thứ hai trở đi được tham quan học tập từ 8 đến 12 đợt tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn Tp, Hồ Chí Minh và các cơ sở ứng dụng ở Bảo Lộc, Đà Lạt.

Kỹ thuật công trình xây dựng – Đứng trong top 10 những ngành dự báo “hot”

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Tp. Hồ Chí Minh, ngành Kỹ thuật công trình xây dựng nằm ở vị trí số 7 trong 10 nhóm nghề “hot” của thị trường lao động Việt Nam năm 2012 – 2013.

Trường Đại học Văn Lang đào tạo ngành Kỹ thuật công trình xây dựng theo định hướng xây dựng dân dụng và công nghiệp. Đây là con đường nghề nghiệp khá rộng mở khi những công trình xây dựng từ vi mô đến vĩ mô (nhà ở, nhà xưởng, cao ốc, công sở, công trình giao thông…) được dựng lên không ngừng, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế đất nước. Ngành Xây dựng tại trường ĐH Văn Lang được đào tạo trong khoa Kiến trúc – Xây dựng, với định hướng thực hành. Đây là ngành có sinh viên tìm được việc làm đúng ngành nghề đào tạo thuộc loại sớm nhất và tỷ lệ có việc làm cao nhất trong các ngành của trường ĐH Văn Lang.

image009

 

Những kỹ sư Kỹ thuật công trình xây dựng miệt mài bên bản vẽ thiết kế trên giảng đường Văn Lang.

Với phác họa như trên, chúng ta có thể khẳng định rằng: chọn học nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ, người học không phải lo lắng khó tìm việc khi ra trường. Khi một bộ phận lớn thí sinh đang chọn ngành dựa trên thị hiếu chung, chen vào các cánh cửa đông đúc của nhóm ngành kinh tế, một bộ phận thí sinh đang lặng lẽ và quyết tâm chọn nhóm ngành kỹ thuật công nghệ – nhóm ngành không chỉ có đường vào rộng – nhiều năm qua điểm tuyển sinh các ngành này ở trường Đại học Văn Lang thường ngang điểm sàn; mà cũng là nhóm ngành có đường ra mở khá rộng khi dự báo nguồn nhân lực cho các ngành này trong những năm tới rất tiềm năng.

Minh An

 

Tin tức mới nhất

Ngành Y Khoa

Mã ngành: 7720101 Thời gian đào tạo: 6 năm Văn bằng: Bác sĩ Y khoa Tổ hợp môn: A00: Toán – Lý...

Từ ngày 08 -12/10/2022, tân sinh viên Khóa 28 đăng ký xét Học bổng tuyển sinh

Ngày 08/10, Trường Đại học Văn Lang thông báo bắt đầu nhận hồ sơ xét Học bổng tuyển sinh...

Cầu thủ trẻ CLB Bóng đá Phố Hiến nhập học Trường Đại học Văn Lang

Chiều ngày 29/09/2022, 05 cầu thủ trẻ đến từ CLB Bóng đá Phố Hiến, hiện đang tham dự đội...

Cơ hội trải nghiệm học tập tại Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ) cho sinh viên Văn Lang

Dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Văn Lang và Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ)...

Bài viết liên quan