![]() |
Về những “hashtag” phổ biến trong mùa thi học kỳ: |
An tâm và tập trung vào thi học kỳ 1 thật tốt!
(TT. Thông tin – Văn Lang, 05/01/2016) – Lịch thi học kỳ 1 (năm học 2015 – 2016) – lần 1 triển khai tập trung từ
ngày 21/12/2015 đến ngày 16/01/2016.Ngoài những lo lắng về môn thi, nhiều sinh viên còn quan tâm đến
những vấn đề xa hơn, liên quan đến việc thi lại, học kỳ 2, và cả học chế.Thay vì lo tập trung ôn tập trong
giai đoạn nước rút, các bạn lại tự đồn đoán một số thay đổi về chính sách của Trường…trên mạng xã hội, rồi
“ôm” thêm những nỗi lo không rõ xuất phát từ đâu!
“Hashtag” – thuật ngữ trong thế giới công nghệ đã rất quen thuộc với người trẻ hiện nay. Hashtag là một từ hoặc một chuỗi ký tự viết liền nhau được đặt sau dấu #, nhằm giúp những bài đăng của bạn trên mạng xã hội liên kết được với những bài đăng khác có chung thông điệp. Trong mùa thi học kỳ 1, trên facebook xuất hiện nhiều bài viết của sinh viên Văn Lang thắc mắc về kỳ thi lại, tín chỉ, học phí. Các bạn bình luận khá sôi nổi với nhiều góc nhìn khác nhau. Nên chăng tập hợp những vấn đề sinh viên quan tâm nhất thành những “hashtag” – một cách thật thủ công? Xin góp một bài viết vào hashtag chung cùng các bạn, bổ sung những thông tin chính thống của Nhà trường, để những quan tâm này không còn chỉ tồn tại trên mạng ảo nữa.
|
![]() |
#thilại |
Sinh viên thường có tâm lý rất “ngược đời”: chưa thi thật đã lo… thi lại! Kỳ thi phụ (thi lại) là “phao cứu sinh” với sinh viên những trường quản lý theo học chế niên chế,
như Trường ĐH Văn Lang. Trước nay quy định này không đổi! Cách đây 3 ngày, N.Q.Khánh (lớp K20PR3) – một cộng tác viên của Trung tâm Thông tin nhắn tin cho tôi:
“Chị ơi, học kỳ này Trường không tổ chức thi lại lần 2 ạ?Bạn em than quá chừng trên facebook…” Tôi thật bất ngờ khi xem các đường link Khánh gửi,
chẳng hiểu một tin đồn “trên trời rơi xuống” lại có thể khiến nhiều sinh viên hụt hẫng, lo lắng đến vậy!
Bạn sẽ không hoang mang nếu nắm rõ quy chế đào tạo đã được phổ biến từ năm nhất trong quyển “Cẩm nang sinh viên”.
Chương trình đào tạo của Trường ĐH Văn Lang thực hiện theo học chế mềm dẻo kết hợp niên chế với học phần. theo quy định của Bộ, cuối mỗi học kỳ,
Trường tổ chức một kỳ thi chính và một kỳ thi phụ để thi kết thúc học phần. Kỳ thi phụ dành cho sinh viên không tham dự kỳ thi chính hoặc có điểm học phần dưới 5 sau kỳ thi chính.
Thời điểm tổ chức thi học kỳ, thời điểm ôn thi và thi của từng học phần đều được giảng viên công bố từ đầu mỗi học kỳ, trên lớp và trên mạng nội bộ, trong Đề cương chi tiết của mỗi học phần.
Bạn phải rất lưu ý điều này!
|
Theo kế hoạch, Trường tổ chức kỳ thi lại học kỳ 1 (năm học 2015 – 2016), vào thời điểm đầu học kỳ 2,như mọi năm. Lịch thi lại cụ thể sẽ được thông báo đến sinh viên, sau khi Phòng Đào tạo tập hợp đầy đủ lịch từ các khoa. |
|
![]() |
Sinh viên năm 3 khoa Du lịch thi môn |
Những môn học không được thi lại đã được |
Danh sách các môn đồ án chỉ được thi 1 lần (Nguồn: Phòng Đào tạo) |
||||||
* Năm 1: Hội họa 1 (Mã số: HN144), Hội họa 2 (HN164). * Năm 2: Hội họa 3 (AR031), Vẽ ghi (AR071), Bố cục Tạo hình 1 (AR12D), Bố cục Tạo hình 2 (AR12B), Đồ án Cấu tạo Kiến trúc (AR038). * Năm 3: Bố cục Tạo hình 3 (AR12E), Điêu khắc 1 (AR034). * Năm 4: Điêu khắc 2 (AR34A). * Năm 5: Đồ án Chuyên đề Tốt nghiệp (AR69A), Đồ án Tổng hợp (AR 68B), Đồ án Đề cương Tốt nghiệp (AR082), Đồ án Tốt nghiệp (LVA01).
*Năm 3: Đồ án Nguyên lý Kiến trúc (XD02A), Đồ án Cấu tạo Kiến trúc (XD011), Đồ án Nền móng (AR024). * Năm 4: Đồ án Kết cấu thép (XD006), Đồ án Kết cấu Bê tông cốt thép (XD004), Đồ án Kỹ thuật Thi công (XD013), Đồ án Tổ chức Thi công (XD14B), Đồ án Tổng hợp (XD018). * Năm 5: Đồ án Tốt nghiệp (LVXD1).
SV không được thi lại tất cả các môn đồ án. |
![]() |
#tínchỉ |
Từ chuyện không được thi lại ở học kỳ 1, “tin đồn” bay xa hơn thành… học kỳ 2, trường sẽ chuyển qua học chế tín chỉ, nên nhiều sinh viên chưa thi xong học kỳ 1 đã lo lắng việc đăng ký môn cho học kỳ 2! Thực tế, việc nhầm lẫn Trường đào tạo theo niên chế hay tín chỉ khá phổ biến trong sinh viên. Trường ĐH Văn Lang đang quản lý theo học chế niên chế. Đơn vị học trình được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Nay, theo quy định mới của Bộ GD&ĐT, khối lượng kiến thức của chương trình đào tạo được thống nhất tính bằng “tín chỉ”. Điều đó không có nghĩa là Trường quản lý theo “học chế tín chỉ”. Đầu mỗi năm học, Trường thông báo công khai kế hoạch học tập năm học, đề cương chi tiết học phần, lịch kiểm tra và thi, hình thức kiểm tra và thi các học phần tới sinh viên. năm học này, các công bố đầu năm vẫn giữ nguyên giá trị, chưa có gì thay đổi, nghĩa là, học kỳ 2 sắp tới các bạn vẫn học theo niên chế. |
“Việc tổ chức và quản lý đào tạo được thực hiện theo niên chế hoặc tín chỉ.” (Khoản 1, Điều 37, Chương IV, 1.Tín chỉ là đơn vị tính khối lượng học tập của người học. 2. Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với một trình độ đào tạo của giáo dục đại học là số lượng tín chỉ bắt buộc mà người học phải tích lũy được ở trình độ đào tạo đó, không bao gồm số lượng tín chỉ của các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng – An ninh. (Điều 3, Chương I, Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT |
![]() |
#họcphí ;#cấmthi |
Sinh viên Văn Lang từ năm hai trở đi ít khi phàn nàn về học phí, nhờ Nhà trường thực hiện chính sách học phí không đổi qua các năm. Trước nay, chưa có trường hợp sinh viên nào của Trường bị cấm thi vì trở ngại học phí. Gần đây, một số tin nhắn ẩn danh trên facebook kể về việc sinh viên bị cấm thi trong học kỳ này vì chưa đóng học phí (dù đã làm đơn gia hạn), khiến cộng đồng sinh viên Văn Lang xôn xao. Những bình luận bên dưới bài viết rất nhiều, có bạn cương quyết phủ nhận thông tin, có bạn bán tín bán nghi, có bạn lại ậm ừ “phán”… do “lỗi ăn ở”! Làm sao có chuyện hên xui khi thực hiện chính sách của Nhà trường chứ. Một bài học khi bình luận trên mạng xã hội mà cả “chủ nhân” status và các bạn bình luận bên dưới đều đã quên: kiểm chứng thông tin! Qua tìm hiểu, trường hợp sinh viên bị cấm thi học kỳ này là có thật, xảy ra ở khoa Quan hệ Công chúng & Truyền thông, tuy nhiên nội dung tin nhắn lan truyền trên facebook chưa phản ánh đúng thực tế. |
![]() |
Trích lược một status “kể khổ”trên fanpage VLU Confessions – trang có hơn 14.000 người theo dõi. Admin cho biết: Gần đây, có nhiều confessions của SV Văn Lang gửi về phàn nàn, thắc mắc về việc thi cử, chính sách học phí của Trường. |
![]() |
Giáo vụ Khoa cho biết: Khoa đã thông báo quy định đến những sinh viên trong danh sách nợ học phí trước thời gian thi học kỳ 1 hơn 1 tháng để các bạn sắp xếp tài chính. Tuy nhiên, khoảng 10 sinh viên (chủ yếu là năm 4) chưa đóng đủ học phí và chưa làm đơn gia hạn. Trong ngày thi đầu, các bạn vẫn được phép vào thi nhưng cần làm giấy cam kết sẽ hoàn thành học phí sau hôm đó. Hầu hết các bạn đã thực hiện đúng cam kết, riêng 1 trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt, gia đình xác nhận nên được khoa hỗ trợ.
|
![]() |
Đây là lần đầu tiên khoa Quan hệ Công chúng & Truyền thông áp dụng biện pháp mạnh với những sinh viên nợ học phí nhiều học kỳ liên tục mà không trình bày rõ lý do. Các khoa có nhiều biện pháp khác nhau để nhắc nhở sinh viên thực hiện quyền và nhiệm vụ của người học, trong đó có việc đóng học phí theo quy định, nhưng đều ý thức tách bạch chuyện “học tập” và “học phí”. Chính sách học phí minh bạch, ổn định đi kèm chính sách hỗ trợ, chính sách học bổng là cam kết Trường ĐH Văn Lang đã thực hiện trong nhiều năm qua. Nhà trường cũng mong muốn sinh viên thực sự xem Văn Lang là nhà. Nếu các bạn thực sự khó khăn, Trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bạn học tập. Do đó, vì quyền lợi của bản thân, các bạn nên nghiên cứu kỹ, thực hiện đúng và chấp hành tốt chính sách của Trường. |
![]() |
Thời hạn đóng học phí? |
– 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu học kỳ (tính theo lịch học tập được công bố).
![]() |
|
Nếu sinh viên và gia đình gặp khó khăn về kinh tế nên chưa thể đóng học phí đúng thời hạn,
các bạn có thể làm đơn xin gia hạn học phí.
![]() |
Mẫu đơn: không có mẫu bắt buộc. |
– Sinh viên cần trình bày sáng rõ hai nội dung trong đơn: (1) khó khăn đang gặp phải; (2) thời hạn cam kết đóng học
phí.
– Đơn kính gửi văn phòng khoa. Sau khi xem xét, nếu lý do thỏa đáng, văn phòng khoa sẽ ký xác nhận và chuyển
đơn đến Phòng Kế toán để giải quyết cho sinh viên theo chính sách của Trường.
![]() |
Thời gian gửi đơn: chậm nhất là ngày cuối cùng trong thời hạn đóng học phí hợp lệ. |
Sinh viên nên giữ thêm cho mình một bản đơn, để chú ý thực hiện đúng thời hạn đã cam kết với Nhà trường. Thủ tục làm đơn xin gia hạn học phí rất đơn giản, nhưng giá trị và ý nghĩa của nó to lớn. Ngoài minh chứng cho sự hỗ trợ thiết thực của Nhà trường đối với hoàn cảnh từng sinh viên, lá đơn này còn thể hiện quyền của người học. Nhà trường tôn trọng và tin tưởng cam kết của những công dân có trách nhiệm với việc mình đang làm. Mong các bạn hiểu được chính sách của Trường và ý thức đây là chuyện nghiêm túc. |
“… Có tinh thần tự trọng trong thi cử, thà chịu không làm được bài, nhất định không quay cóp. Có tinh thần tự trọng trong việc thực hiện cam kết với Nhà trường khi nhập học: đóng học phí đúng kỳ hạn; gặp hoàn cảnh khó khăn, cần trình bày với Ban chủ nhiệm khoa để đề nghị được gia hạn…” (Điều 7, Cuộc vận động trường ĐH Văn Lang |
![]() |
|
Chính sách Trường ĐH Văn Lang đề cao quyền tự chủ và nguyện vọng chính đáng của sinh viên. Suốt mười mấy
năm nay, ngay cả khi các bạn chưa thực hiện đúng cam kết trong đơn gia hạn học phí, Trường chưa từng cấm thi
trường hợp nào, cũng không công bố, niêm yết công khai danh sách sinh viên nợ học phí, vì sự tôn trọng đối với mỗi
người.
Các bạn nợ học phí trong học kỳ chịu hình thức nhắc nhở, kỷ luật bằng cách hạ điểm rèn luyện trong mục 2
(Đánh giá về ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế và quy định trong Nhà trường), trừ từ 2 đến 9 điểm, tùy vào
thời gian trễ hạn đóng học phí. Xét cho cùng, hậu quả của việc nợ học phí vẫn là chính sinh viên. Nhà trường chú ý xây
dựng ý thức của mỗi sinh viên trong việc hoàn thành nhiệm vụ của người học, hơn là sử dụng các biện pháp hành
chính đơn thuần.
4 “hashtag” trên dĩ nhiên không phải là tất cả những gì sinh viên quan tâm trong thời gian thi học kỳ 1,
nhưng đây là những điều không đáng để tốn thời gian đồn đoán, có thể giải đáp ngay bằng những thông
tin chính xác. Sinh viên cần nhiều thời gian mới tin tưởng một chính sách, nhưng chỉ một “tin đồn” bâng
quơ cũng đã… lo cuống cuồng. Những tin đồn “lao xao” trong mùa thi học kỳ 1 tuy nhỏ, nhưng nếu không
được xác minh kịp thời sẽ gây bất an cho sĩ tử, và ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín Nhà trường. Không
nên đồn đoán những tin sai lệch, tạo dư luận không hay, gây hoang mang cho sinh viên và phụ huynh.
Nếu có nghi ngại, cần kiểm chứng thông tin, sinh viên nên liên hệ văn phòng khoa để được giải đáp một
cách chính xác nhất, thay vì tìm “người tư vấn” trên cộng đồng mạng ảo.
|
Chúc các bạn thi tốt, thực hiện nghiêm túc quy chế thi và đạt kết quả như mong muốn. “Kỳ thi phụ” chỉ là phương án 2 thôi nhé! |
Bích Phương