Hướng nghiệp – cầu nối giữa THPT và đại học

 (TT. Thông tin – Văn Lang, 13/10/2015) – Sáng 10/10/2015, tọa đàm “Nhìn lại kỳ thi THPT 2015, rút kinh nghiệm cho hoạt động hướng nghiệp 2016” do TS. Nguyễn Dũng – Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, TS. Nguyễn Đức Nghĩa – Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh đồng chủ trì, diễn ra tại P. 203A, Trụ sở 45 Nguyễn Khắc Nhu, Q. 1.

 
DH van lang cau noi giua truong thpt dai hoc 01Buổi tọa đàm có sự tham dự của 21 Thầy, Cô đến từ 19 trường THPT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh; đại diện Hội đồng quản trị, Ban Giám hiệu, các phòng chức năng và gần 20 cán bộ, giảng viên, chuyên viên Văn Lang tham gia công tác tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh năm 2015.

“Chúng tôi thấy cần có trách nhiệm gắn bó với các trường THPT vì chúng ta có chung nhau đối tượng, đó là các em: học sinh của trường THPT, thí sinh của các trường ĐH, và sinh viên tiềm năng của Văn Lang.”
                                                                                       (TS. Nguyễn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang

 
Thông thường, tuyển sinh là việc của các trường ĐH, hướng nghiệp là việc của các trường THPT. Đối với Văn Lang, hai việc này là một và cần có sự phối hợp giữa trường ĐH với trường THPT. Các hoạt động tư vấn, tuyển sinh của Trường ĐH Văn Lang trong những năm qua đều được triển khai với tinh thần hướng nghiệp đầy đủ, có trách nhiệm cho học sinh, và cho thí sinh có nguyện vọng theo học tại Trường.

Quá trình tuyển sinh của trường ĐH  chỉ trọn vẹn khi Trường tuyển đúng thí sinh phù hợp, vào đúng ngành, người học gắn bó với Trường với ngành, và sau khi được đào tạo, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp, đậu vào các trường ĐH – CĐ cao là mong muốn của các trường THPT; dù vậy, mục đích quan trọng hơn của các trường THPT là thể hiện được vai trò nền tảng, định hướng khi quá trình nối dài việc học sau phổ thông của học sinh chắc chắn, vững vàng hơn. Chính điều đó đã tạo nên sự liên kết giữa các trường THPT và Văn Lang; những buổi tọa đàm với sự tham gia của cả hai phía thể hiện cho sự hợp tác đó.

 

DH van lang cau noi giua truong thpt dai hoc 02“Tổng số thí sinh đăng ký kỳ thi THPT quốc gia 2015 là hơn 1.000.000; trong đó có hơn 130.000 thí sinh đã tốt nghiệp THPT những năm trước, chỉ thi để xét tuyển đại học. Có 38 cụm thi liên tỉnh do trường ĐH chủ trì; các cụm thi tỉnh do Sở GD & ĐT địa phương chủ trì (cả nước chỉ có 4 Sở GD & ĐT không tổ chức cụm thi tỉnh).

Ở cụm thi của ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh: Phần lớn thí sinh đăng ký thi 5/8 môn trong kỳ thi THPT quốc gia vì ngoài mong muốn xét tốt nghiệp THPT, thí sinh còn có mong muốn xét tuyển ĐH; chỉ có khoảng 20/24000 thí sinh ở cụm thi này đăng ký thi 8/8 môn; số thí sinh chọn thi môn Sử tăng (2014: 11%, 2015: 15%); số thí sinh thi các môn Toán, Lý, Hóa vẫn chiếm tỷ lệ cao. Dự báo số thí sinh thi THPTquốc gia 2016 vào khoảng 840.000.”
                                                                     (TS. Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh)

Theo số liệu thống kê sơ bộ về kỳ thi THPT quốc gia 2015 của TS. Nguyễn Đức Nghĩa, có thể thấy việc chọn môn thi, chọn ngành, chọn trường vẫn còn theo quán tính khối thi của các năm trước, chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu của thị trường nhân lực và chưa đáp ứng được cơ cấu ngành nghề theo chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy, công tác hướng nghiệp cho học sinh cần được quan tâm sâu sắc hơn, và tiến hành sớm hơn. Các bạn học sinh nên suy nghĩ về ngành học gắn với nghề nghiệp ngay từ khi bước vào bậc THPT, với sự hỗ trợ của Thầy Cô, gia đình và trường ĐH. Hướng dẫn học sinh chọn ngành theo định hướng nghề nghiệp, chọn trường theo định hướng năng lực là góp phần hạn chế tình trạng thất nghiệp cho các em sau khi tốt nghiệp ĐH. Công tác này chỉ đạt được hiệu quả khi những người hỗ trợ và học sinh có đầy đủ thông tin để “nhìn thấy” được tương lai dựa trên niềm yêu thích, năng lực của học sinh. Thông tin nhu cầu nhân lực trong thời kỳ hội nhập của TS. Nguyễn Cửu Đỉnh – Trưởng khoa Kế toán Kiểm toán Trường ĐH Văn Lang – trong buổi tọa đàm là nội dung đáng để suy ngẫm về phía các Thầy Cô làm công tác hướng nghiệp ở các trường THPT, các trường ĐH và cả về phía các khoa đào tạo ở Văn Lang.

Sự kiện Cộng đồng kinh tế Asian (AEC) được thành lập vào cuối năm 2015, gồm 10 nước ở Đông Nam Á, với 600 triệu dân và GDP đạt 2.500 tỷ đô la, cho phép lao động tự do di chuyển giữa các nước trong khu vực ở 8 lĩnh vực: kế toán, kiến trúc, kỹ sư, nha sĩ, bác sĩ, y tá, vận chuyển, du lịch… cũng được đề cập đến trong tọa đàm. Bức tranh này tưởng chừng như quá lớn, quá xa và không nhiều học sinh nhìn thấy mối dây liên kết giữa nó với tương lai của bản thân hoặc chỉ nhìn thấy cơ hội việc làm mở rộng. Do đó, các Thầy, Cô làm công tác hướng nghiệp cần cung cấp, phân tích thông tin để các em nhận định được thách thức của xu hướng hội nhập, sẵn sàng tâm thế học tập tích cực, quyết định ngành nghề đúng đắn. Đây cũng là dịp để các khoa, các trường ĐH nhận định năng lực đào tạo hiện thời, định hướng xây dựng chất lượng từng bước đạt chuẩn khu vực, khi các nhà quản lý đánh giá lao động Việt Nam hiện tại có năng suất làm việc thấp hơn lao động Singapore 15 lần, thấp hơn Thái Lan 10 lần, còn yếu kỹ năng, ngoại ngữ, công nghệ thông tin.

 

“Năm 2014, tỷ lệ sinh viên năm nhất của Văn Lang là cựu học sinh các trường THPT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh là 30%. Năm 2015, tỷ lệ này đạt 39%. Hiện tại, trong tổng số hơn 10.700 sinh viên Văn Lang đang học tại trường, có 33,3% là cựu học sinh của các trường THPT ở Tp. Hồ Chí Minh.”
                                                                           (ThS. Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Lang)

Những con số này cho thấy mối liên kết giữa Văn Lang và các trường THPT ở Tp. Hồ Chí Minh ngày càng lan tỏa, sâu rộng. Hành trình tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh của Văn Lang tại các trường THPT xuyên suốt năm học, với nhiều hình thức và nhiều kênh kết nối. Và sự hợp tác của trường THPT với Văn Lang không ngắn ngủi, không kết thúc khi các em tốt nghiệp THPT mà kéo dài đến khi các em bước vào giảng đường ĐH, thậm chí đến khi các em tốt nghiệp ĐH, đi làm. Những ý kiến chia sẻ về công tác hướng nghiệp, chăm sóc học sinh ở bậc THPT mà các Thầy, Cô đóng góp trong tọa đàm là những gợi ý, tham khảo để Văn Lang xây dựng chính sách chăm sóc người học tốt hơn, thiết thực hơn; nối dài hiệu quả, ý nghĩa của quá trình đào tạo qua các bậc học.

 

DH van lang cau noi giua truong thpt dai hoc 03 Các thầy cô các trường THPT chia sẻ về công tác hướng nghiệp tại Hội thảo.

Nội dung của buổi tọa đàm cho thấy hướng nghiệp chính là công tác gắn kết trường THPT và trường ĐH. Trong các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh năm 2016, Văn Lang mong muốn phát triển quan hệ đối tác với các trường THPT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khác nhằm hỗ trợ hiệu quả cho học sinh, thí sinh trong năm học mới 2016 -2017.

DH van lang cau noi giua truong thpt dai hoc 04


Minh An

Tin tức mới nhất

Ngành Y Khoa

Mã ngành: 7720101 Thời gian đào tạo: 6 năm Văn bằng: Bác sĩ Y khoa Tổ hợp môn: A00: Toán – Lý...

Từ ngày 08 -12/10/2022, tân sinh viên Khóa 28 đăng ký xét Học bổng tuyển sinh

Ngày 08/10, Trường Đại học Văn Lang thông báo bắt đầu nhận hồ sơ xét Học bổng tuyển sinh...

Cầu thủ trẻ CLB Bóng đá Phố Hiến nhập học Trường Đại học Văn Lang

Chiều ngày 29/09/2022, 05 cầu thủ trẻ đến từ CLB Bóng đá Phố Hiến, hiện đang tham dự đội...

Cơ hội trải nghiệm học tập tại Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ) cho sinh viên Văn Lang

Dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Văn Lang và Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ)...

Bài viết liên quan