![]() |
![]() |
Văn Lang tuyển sinh
chuyên ngành Đồ họa tương tác, khóa 3
(TT. Thông tin – Văn Lang, 23/02/2016) – Đồ họa tương tác là một chuyên ngành mới thuộc ngành Thiết kế Đồ
họa, khoa Mỹ thuật Công nghiệp, Trường ĐH Văn Lang từ năm 2014. Năm nay, Trường tiếp tục tuyển sinh
chuyên ngành Đồ họa tương tác, thi tuyển và xét tuyển chung với ngành Thiết kế Đồ họa.
![]() |
Ngành học hiện đại, nghề nghiệp hấp dẫn |
Truyền thông đa phương tiện không còn là khái niệm quá mới mẻ, nhiều trung tâm đào tạo và một số trường đại học
Việt Nam đã mở ngành đào tạo lĩnh vực này vài năm trở lại đây, đáp ứng nhu cầu nhân lực khan hiếm và nguyện
vọng ngày càng đông của người học. Ở Trường ĐH Văn Lang, chuyên ngành Đồ họa tương tác mở ra từ năm
2014, nằm trong ngành Thiết kế Đồ họa, thuộc nhóm ngành Mỹ thuật ứng dụng. Sản phẩm đồ họa truyền thông phải
có tĩnh thẩm mỹ cao và ứng dụng tốt; mang lại hiệu quả truyền thông và ưu thế thương mại. Tên chuyên ngành Đồ
họa tương tác định hướng mục tiêu đào tạo có những điểm khác biệt với ngành Truyền thông đa phương tiện ở
một số trường đại học khác.
thông và công nghệthông tin, tận dụng kết hợp các hệ thống ngôn ngữ, công cụ đa phương tiện hiện đại để sáng tạo nên các sản phẩm truyền thông. |
![]() |
của ngành Đồ họa, gắn việc thiết kế với các lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, nhiếp ảnh, điện ảnh, games, phần mềm ứng dụng để sáng tạo nên các sản phẩm truyền thông tương tác. Sinh viên chuyên ngành Đồ họa tương tác ở Văn Lang có chương trình học riêng nhưng tiếp xúc rất gần gũi với sinh viên Đồ họa truyền thống. Đây cũng là lợi thế với sinh viên hai ngành, vì ngoài những sản phẩm đặc thù của ngành mình, các bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc và làm quen, học hỏi thêm thiết kế đồ họa truyền thông tương tác (như: games, web, TVC, hoạt hình tương tác) hoặc thiết kế đồ họa truyền thông tĩnh trên mặt phẳng… |
Đến với chuyên ngành Đồ họa tương tác, sinh viên được đào tạo sử dụng thành thạo các công cụ và phần mềm Đồ họa, dựng phim, thiết kế website, thiết kế games,… cùng những kỹ năng căn bản của việc thiết kế trang trí, nhiếp ảnh, quay phim. |
Tuy có khác biệt về tính chất ngành học, đặc điểm chương trình học nhưng chuyên ngành Truyền thông đa
phương tiện và Đồ họa tương tác mở ra cơ hội việc làm tương đối giống nhau. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể
làm việc tại các công ty quảng cáo, giải trí truyền thông: tham gia chụp hình chuyên nghiệp, dựng phim TVC, phim
hoạt hình, làm hậu kỳ; thiết kế trang web, ứng dụng di động và games;… Những công việc “thời thượng”, khan hiếm
nhân lực hiện nay luôn hấp dẫn những bạn trẻ đam mê thiết kế và truyền thông.
![]() |
Bạn sẽ học gì? |
Chuyên ngành Đồ họa tương tác ở Văn Lang đào tạo trong 4 năm, 8 học kỳ. Học kỳ 1 chưa phân ngành, sinh viên
Đồ họa tương tác sẽ bắt đầu chương trình riêng từ học kỳ 2, với những học phần chuyên ngành cùng sự hướng
dẫn, giảng dạy của đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm.
|
|
Sản phẩm hoàn chỉnh của một chuyên viên Đồ họa tương tác thực thụ chỉ có được sau khi sinh viên hoàn thành đầy
đủ chương trình 8 học kỳ. Hiện khóa đầu của chuyên ngành Đồ họa tương tác trường Văn Lang đang là sinh viên
năm 2. Những sản phẩm đầu tay của các bạn là những đồ án nhỏ, bài tập kết thúc học phần, tuy còn đơn giản
nhưng đã tạo động lực và niềm vui để sinh viên kiên trì hoàn thành khóa học mà càng về những học kỳ sau, chương
trình càng nặng. ThS. Nguyễn Đắc Thái – Phó Trưởng khoa Mỹ thuật Công nghiệp, Trưởng ngành Thiết kế Đồ họa
chia sẻ: Đồ họa tương tác là một ngành học thú vị nhưng áp lực, đặc biệt từ năm 2 trở lên. Khối lượng môn học khá
nhiều, sinh viên được yêu cầu đi vào hoạt động thực tế thường xuyên. Ngoài ra, sinh viên tham gia học ngành này
cũng nên cân nhắc tài chính, vì học phí ngành Đồ họa tương tác cao hơn ngành Đồ họa truyền thống, người học
cũng cần tự trang bị một số thiết bị cá nhân như: máy ảnh, máy quay phim mini, máy tính đủ chuẩn.
![]() |
![]() |
Đồ án nhiếp ảnh của Dương Huệ Phúc – SV năm 2 Đồ họa tương tác (ĐHTT) (ảnh trái).
Đồ án môn Hệ thống nhận diện cơ bản của Lâm Hoàng Thanh Vy – SV năm 2 ĐHTT
![]() |
![]() |
Đồ án quay – dựng phim và đồ án Storyboard quảng cáo của Nguyễn Phương Uyên – SV năm 2 ĐHTT
(ảnh trái). Sản phẩm của Nguyễn Đoàn Như Anh (trên) và Nguyễn Huy Đăng (dưới) – SV năm 2 ĐHTT
![]() |
Phương thức tuyển sinh |
Năm 2016, Trường ĐH Văn Lang tuyển sinh khóa 3 ngành Đồ họa tương tác. Thí sinh muốn học ngành này cần
đăng ký xét tuyển vào ngành Thiết kế Đồ họa (mã ngành D210403) với hai tổ hợp môn thi: Văn – Vẽ Hình họa –
Vẽ Trang trí (môn thi chính)và Toán – Văn – Vẽ Trang trí (môn thi chính). Sau khi trúng tuyển, sinh viên sẽ học
chung ngành Thiết kế Đồ họa trong học kỳ 1 và đăng ký chọn chuyên ngành Đồ họa tương tác vào nửa cuối học kỳ
1. Việc không tuyển sinh ngay từ đầu khóa tạo thời gian cho sinh viên Đồ họa tiếp xúc với ngành học, thầy cô, bạn
bè nhiều hơn, đồng thời có thêm thời gian để cân nhắc chọn chuyên ngành đúng đắn. Những sinh viên có nguyện
vọng chuyển sang học chuyên ngành Đồ họa tương tác sẽ được thầy cô phỏng vấn và xét điểm (môn Anh văn và
Trang trí của học kỳ 1). Sinh viên trong danh sách trúng tuyển sẽ chính thức học chuyên ngành từ học kỳ 2.
![]() |
![]() |
|
![]() |
![]() |
Phòng C701 – Phòng Truyền thông tương tác của khoa Mỹ thuật Công nghiệp là nơi học tập chuyên ngành, trưng
bày các đồ án và thiết kế của sinh viên. Căn phòng nhỏ chữ L sinh động hơn với nhiều góc trang trí sáng tạo, đậm
chất sinh viên Mỹ thuật. Khoa đang xây dựng thêm phòng studio, phòng vi tính, phòng lab dành riêng cho sinh viên
Đồ họa tương tác, dự định hoàn thành trong học kỳ này để đón sinh viên khóa 3.
Chuyên ngành Đồ họa tương tác ở Văn Lang ngày hôm nay là kết quả từ sự chuẩn bị nhiều năm trước của khoa Mỹ
thuật Công nghiệp (về kế hoạch đào tạo, nhân lực, cơ sở vật chất,…) và sự ủng hộ từ phía lãnh đạo Nhà trường,
dựa trên nhu cầu thiết thực của ngành học và người học. Khóa 1 chuyên ngành Đồ họa tương tác có 16 sinh viên,
khóa 2 có 26 sinh viên, khóa 3 hứa hẹn sẽ đông hơn nữa. Sự tăng nhanh về số lương sinh viên, sự phản hồi tích
cực từ thái độ và kết quả học tập của hai khóa sinh viên hiện tại là minh chứng cho hướng đi đúng đắn của Khoa.
1. Đối với các môn năng khiếu (Vẽ Mỹ thuật, Vẽ Trang trí và Vẽ Hình họa): Trường tổ chức thi riêng, hoặc xét điểm Vẽ từ 7 trường đại học: Kiến trúc Tp.HCM, Mỹ thuật Tp.HCM, Tôn Đức Thắng, Bách khoa Tp.HCM, Nghệ thuật Huế – ĐH Huế, Kiến trúc Hà Nội, Mỹ thuật Công nghiệp. 2. Đối với các môn văn hóa: Trường xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia của những thí sinh dự thi ở các cụm thi do trường đại học chủ trì. |
Bích Phương