Chuyến thực tập của sinh viên năm hai khoa Du lịch

    Chuyến thực tập của sinh viên năm hai khoa Du lịch,  khóa K20D-LH:

svnam2DL image001 1

2600km – Hành trình học tập, trải nghiệm và kết nối 

(TT. Thông tin – Văn Lang, 16/02/2016) – Sau chuyến đi miền Tây – Phú Quốc vào năm nhất (16-21/4/2015),

sinh viên khóa 20 ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành, Trường ĐH Văn Lang, tiếp tục hành trình thực

tập vào năm hai, khám phá Tây Nguyên – miền Trung. Trung tâm Thông tin giới thiệu bài viết chia sẻ của một

bạn sinh viên vừa rời chân khỏi chuyến thực tập 11 ngày 10 đêm (20 – 31/01/2016) nhiều kỷ niệm đó.

svnam2DL image001 1     

svnam2DL image001 2

Chuyến thực tập năm hai của sinh viên ngành Quản trị

Dịch vụ Du lịch & Lữ hành là học phần bắt buộc, điểm học

tập được tính tương đương 5 tín chỉ (3 tín chỉ thực hành trên

tour, 2 tín chỉ báo cáo tour). 

svnam2DL image001 2

Mục tiêu của chuyến thực tập: rèn luyện cho sinh viên

nghiệp vụ hướng dẫn, kỹ năng làm việc nhóm, xử lý các tình

huống, thuyết trình trên xe, sắp xếp bàn ăn, làm thủ tục

phòng cho khách như một hướng dẫn viên, tiếp cận tuyến

điểm thực tế. 

svnam2DL image001 2

Chi phí của chuyến thực tập tour Tây Nguyên – miền

Trung 11 ngày 10 đêm (từ 21/1 – 31/1/2016) là 4.403.000

VNĐ/ SV (Nhà trường đã hỗ trợ 40% chi phí). 

svnam2DL image001 2

Cùng đi với đoàn sinh viên K20D-LH có các giảng viên

hướng dẫn: TS. Võ Sáng Xuân Lan – Trưởng khoa Du lịch;

thầy Nguyễn Thành Nam, thầy Hồ Trần Vũ, cô Nguyễn Thị

Duân – giảng viên khoa Du lịch. Về phía công ty Nam Long

Travel, có thầy Nguyễn Duy Kỳ Nam – hiện đang là giảng viên

thỉnh giảng môn Nghiệp vụ hướng dẫn tại khoa Du lịch,

Trường ĐH Văn Lang.

 Ba xe khách lớn của công ty Nam Long Travel 
đã đưa 87 sinh viên năm 2 ngành Quản trị 
Dịch vụ Du lịch & Lữ hành, Trường Văn Lang 
đi qua 17 tỉnh thành ở Tây Nguyên – miền Trung, với quãng đường hơn 2.600 km.
 
 svnam2DL image001 2  

Ngày 31/01/2016, đoàn xe đã đưa chúng tôi – 87 sinh viên lớp K20D-LH, Trường ĐH Văn Lang – trở 

về Cơ sở 2, số 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh sau hành trình dài 11 ngày 10 đêm đến

nhiều vùng đất mới trên đất nước. Chúng tôi chia tay chiếc xe đã dần quen thuộc, rồi lần lượt tạm biệt nhau để lên

đường về quê ăn Tết. Nhưng lần này, cảm xúc của chúng tôi thật khác, khi sự thích thú và nuối tiếc vẫn còn lưu luyến trên chuyến hành trình dài, nhiều trải nghiệm và bổ ích.

svnam2DL image001 4  Hành trình học tập…

Hành trình đi dọc chiều dài đất nước đã đưa chúng tôi qua 10 tỉnh thành (Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Gia Lai, Kon

Tum, Huế, Phong Nha, Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn, Nha Trang), với rất nhiều điểm dừng chân là thắng cảnh, di

tích. Qua mỗi địa phương, chúng tôi cảm nhận được rất rõ sự biến chuyển của thời tiết và đặc trưng ẩm thực vùng

miền, kèm theo đó là cơ hội thực địa để tìm hiểu thông tin điểm đến, tuyến đường và thực hành làm việc nhóm. Năm

nay có sự thay đổi gần như hoàn toàn so với tiền lệ, sinh viên thực tập phải đạt được yêu cầu làm việc nhóm, xử lý

tình huống thực tế và thực hành thuyết minh như một hướng dẫn thực thụ tại điểm thay vì hoàn toàn trên xe như

trước đây.

svnam2DL image001 3  svnam2DL image001 4

                         Bức hình kỷ niệm của đoàn chụp tại đường hầm điêu khắc (Đà Lạt) (ảnh trái).

                                    Tham quan Bảo tàng các dân tộc Tây Nguyên (Đak Lak)

Qua lời thuyết minh của cácanh, chị hướng dẫn viên, và đặc biệt là những hiện vật trước mắt, chúng tôi đã có thêm

rất nhiều kiến thức bổ ích, thông tin thú vị hỗ trợ cho công việc tương lai, như: tục bỏ mả (lễ Pơthi) và các phong tục

khác của người J’rai (Kon Tum); điều độc đáo của làng dệt Mỹ Nghiệp, làng gốm Bàu Trúc (Phan Rang) – một trong

những làng gồm cổ nhất Đông Nam Á; câu chuyện cảm động về cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, vỹ tuyến 17 (Quảng

Trị); trực tiếp thưởng thức ca Huế trên sông Hương; kỹ năng sắp xếp nhà hàng bê tthui Cầu Mống (Đà Nẵng);…

svnam2DL image001 4  svnam2DL image001 4

Hành trình trải nghiệm, kết nối…

Sau chuyến đi, ngoài kinh nghiệm được các thầy, các anh truyền lại và nhiều thông tin quý giá chỉ có được khi đi

thực địa, chúng tôi còn nhận được một điều đáng giá và quan trọng hơn tất cả: sự ấm áp của một gia đình. 11 ngày

10 đêm với chúng tôi là một kỷ niệm vô giá.

Đó là ngày bắt đầu hành trình phải tập hợp vào 4 giờ sáng; những đêm chúng tôi hẹn nhau túm tụm họp nhóm chia

sẻ thông tin, tán dóc và kể chuyện. Đó là những ngày xe chúng tôi phải leo mấy chục ki-lô-mét đèo quanh co hay đi

đường trường hơn 400km dưới sự biến chuyển đột ngột của thời tiết. Đó là cái nắm tay, cái ôm sưởi ấm cho nhau

trong cái lạnh xứ Huế, xứ Quảng 13oC mùa cận Tết mà những người con ở miền nắng cháy cảm thấy không quen.

Đó là lúc nước mắt lặng lẽ rơi khi nghe kể về thành cổ Quảng Trị; phút nhìn nhau tỏa ánh cười khi được nghe ca

Huế trên sông Hương hay lúc nằm ngửa mặt lên trần hang động Phong Nha, ngắm thạch nhũ như những tòa lâu đài,

cung điện trên miền sa mạc,  khi ngồi thuyền xuôi dòng sông Son. Đó là lúc cùng nhau chạy đông chạy tây tham

quan phố cổ, chơi hát bài chòi. Đó là cái bánh mì xẻ ba vào hôm ăn cơm muộn hay chai nước suối năm bảy đứa

uống đánh tan cái mệt cái đói khi leo đèo, kéo nhau lên con dốc; một đứa sợ độ cao, cả nhóm một đoạn cõng, một

đoạn dắt dìu để vượt qua…

 svnam2DL image001 5    svnam2DL image001 6
 svnam2DL image001 7    svnam2DL image001 8

            Từ trên xuống, từ trái qua:  Tham quan chùa Thiên Mụ (Huế),  Đi tàu trên sông Son vào tham

                   quan động Phong Nha (Quảng Bình), Giao lưu cồng chiêng Tây Nguyên tại buôn Đôn;

                                                           Đường hầm Đất Sét (Đà Lạt)

Do thời gian gấp rút, chúng tôi chỉ nghỉ chân tại mỗi tỉnh thành một đêm (riêng Huế ở 2 đêm) trong những khách sạn

tiêu chuẩn 2 sao hoặc 3 sao. Thời gian ngồi trên xe chiếm phần lớn trong chuyến hành trình, chúng tôi cảm nhận về

cảnh vật, thiên nhiên bằng những gì nhìn thấy qua khung kính. Khí hậu, cảnh quan, trang phục, phương thức kinh tế

thay đổi theo từng tỉnh, thành. Khi có dịp tiếp xúc, chúng tôi cảm nhận nhịp sống, tính cách con người mỗi nơi có nét

đặc trưng, nhưng người dân mọi miền đều hiếu khách và thân thiện. Ẩm thực cũng là phần hấp dẫn chúng tôi. Ở các

nhà hàng và trạm dừng chân, thực đơn dành cho chúng tôi ưu tiên các món đặc sản địa phương (tôi nhớ nhất món

tôm chua, bánh bèo, bánh nậm, bánh đa xúc hến của Huế, món bê thui Cầu Mống ở Đà Nẵng,…)

Một kỷ niệm nữa chắc chắn những thành viên nhà K20D-

LH sẽ nhớ rất lâu, đó là đêm gala dinner do đoàn thực tập

khoa Du lịch, Trường ĐH Văn Lang tổ chức ở Nha Trang,

với khách mời  là giảng viên và khoảng 50 sinh viên khoa

Du lịch, Trường ĐH Khánh Hòa. Sinh viên hai trường đã

giao lưu văn nghệ với các tiết mục nhảy hiện đại, hát, trò

chơi tập thể. Đêm hội ngộ ngày thứ 10 của chuyến đi

mang tên “Gặp gỡ, kết nối và chia sẻ” đã thổi bùng lên

ngọn lửa nhiệt huyết trong trái tim những người trẻ đam

mê ngành Du lịch: đó là tình yêu nghề, yêu thiên nhiên,

yêu con người, yêu Tây Nguyên, yêu miền Trung, yêu

Tổ quốc. Chúng tôi hát cùng nhau, nhảy cùng nhau, “cháy”  cùng nhau và cùng nhau cười, khóc.

 svnam2DL image001 9

Những kỷ niệm vui buồn, khoảnh khắc nụ cười lẫn hình ảnh nước mắt trong suốt chuyến đi được ôn lại trong đoạn

clip cuối chương trình do đoàn sinh viên Văn Lang chuẩn bị, thực sự là những khoảnh khắc tuyệt vời.

svnam2DL image001 10

                                  (Ảnh chụp tại Bảo tàng Quang Trung, Gành Đá Dĩa, Phú Yên)

Cảm ơn Văn Lang, cảm ơn khoa Du lịch đã đưa chúng tôi – 87 con người khác nhau về tính cách, vùng

miền nhưng có chung một ngọn lửa đam mê, chính là tình yêu Du lịch. Cảm ơn các bạn học lớp K20D-

LH đã cùng tôi vẽ nên một kỷ niệm thật đẹp thời sinh viên. Chuyến tour thực tập cuối cùng của chúng

tôi đã là một trải nghiệm học tập tuyệt vời để cất giữ làm hành trang vào nghề, vào đời trong tương lai.

  

                                                                                                                                          Hồ Thị Phượng Nhung

                                                                                                                                       Ảnh: Võ Phạm Tường Vi

                                                                                                                            (Sinh viên năm hai khoa Du lịch)

Tin tức mới nhất

Ngành Y Khoa

Mã ngành: 7720101 Thời gian đào tạo: 6 năm Văn bằng: Bác sĩ Y khoa Tổ hợp môn: A00: Toán – Lý...

Từ ngày 08 -12/10/2022, tân sinh viên Khóa 28 đăng ký xét Học bổng tuyển sinh

Ngày 08/10, Trường Đại học Văn Lang thông báo bắt đầu nhận hồ sơ xét Học bổng tuyển sinh...

Cầu thủ trẻ CLB Bóng đá Phố Hiến nhập học Trường Đại học Văn Lang

Chiều ngày 29/09/2022, 05 cầu thủ trẻ đến từ CLB Bóng đá Phố Hiến, hiện đang tham dự đội...

Cơ hội trải nghiệm học tập tại Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ) cho sinh viên Văn Lang

Dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Văn Lang và Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ)...

Bài viết liên quan