CMU phối hợp xây dựng chương trình khảo thí kỹ năng và chất lượng lập trình phần mềm

(TT. Thông tin – Văn Lang, 15/01/2013) – Các nhà nghiên cứu Carnegie Mellon University (CMU, Hoa Kỳ) đã “đi một chặng đường dài” cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng khi xây dựng nên chương trình khảo thí chất lượng và kỹ năng lập trình phần mềm chuẩn quốc tế tại Kenya, Châu Phi.

 

TS. Phil Miler – nhà nghiên cứu thuộc khoa Khoa học máy tính, đồng sáng lập chương trình đào tạo từ xa iCarnegie của Đại học Carnegie Mellon (CMU) – nói: “Một vận động viên có thể chạy một dặm trong năm phút khi luyện tập; nhưng cách tốt nhất để khẳng định là kiểm tra họ trong thực tế có chạy được một dặm trong năm phút không; như vậy thì không có cách nào gian lận được.”

 

DH van lang CMU khao thi ky nang chat luong 01
Phil Miler
♦2012 Co- founder of distance –learning pioneer ICarnegie
♦2005 Joined the SEI. Responsible for Internet learning, Mexican TSP Initiative, MSIT- SEM.
♦1998 – 2005 Co-founded iCarnegie Inc. a Carnegie Mellon University educational affiliate.
♦1979 -1997 Computer Science at Carnegie Mellon. Freshman programming. NSF researcher. Founder, Center for Art and Technology. Chairman – College Board’s Advanced Placement Computer Science.
♦1976 -1979 Asst. Prof. Computer Science, Statistics, and Political Science – West Virginia University.
♦1975 – Ph.D. Ohio State University (http://www.sei.cmu.edu/library/assets/20080828webinar.pdf)

 

Đối với các phi công cũng tương tự như vậy. TS. Miller cho biết: “Những phi công vượt qua được bài kiểm tra các thao tác bay theo hình thức mô phỏng cho thấy họ thực sự nắm vững kỹ năng; tuy nhiên, họ chỉ được cấp giấy phép bay khi thực hiện thành công các thao tác cất cánh, bay lên và hạ cánh an toàn trong thực tế.”.

Quá trình phát triển phần mềm tuy không gặp nguy hiểm trực tiếp như điều khiển máy bay nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ. Các công ty phải trả một khoản chi phí khi tuyển dụng, thuê mướn các kỹ sư phần mềm và phải qua một thời gian mới biết họ có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không. TS. Miller, chuyên gia có kinh nghiệm 25 năm trong lĩnh vực đào tạo nhân lực công nghệ thông tin, cho rằng hiện nay, giấy chứng nhận chuyên ngành kỹ thuật lập trình do các chương trình khảo thí cấp không phải là sự cam kết chất lượng đảm bảo cho nguồn nhân lực mà các công ty tuyển dụng. Các chương trình này chỉ đánh giá sơ bộ về khả năng của ứng viên. Những thí sinh có thể vượt qua kỳ khảo thí của các chương trình này nhưng họ không có khả năng thực tế về viết phần mềm; và các công ty sẽ không tuyển dụng họ.

Để xây dựng nên chương trình khảo thí chất lượng, uy tín-  nơi các thí sinh thực sự có khả năng viết phần mềm, hoàn thành công việc đúng hạn mới được cấp giấy chứng nhận, TS. Miller đã hướng đến đất nước Kenya. Đất nước Đông Phi này đã sử dụng nguồn quỹ từ Ngân hàng Thế giới để tài trợ cho việc phát triển dự án thành lập trung tâm khảo thí kỹ năng lập trình phần mềm. Các nhà khoa học và quản lý doanh nghiệp Kenya nhận định dự án này sẽ góp phần tiếp thị hình ảnh đất nước Kenya như một trung tâm công nghệ thông tin. Dự án có tên gọi là “Chipuka”, theo tiếng Swahili có nghĩa là “vượt trội”. Đội ngũ hợp tác với dự án này của Kenya là Miller và những nhà khoa học của CMU: Randy Bryant – Trưởng khoa Khoa học máy tính (SCS), Roger Dannenberg – Giáo sư khoa Khoa học máy tính, Robert Seacord – Quản lý Chương trình viết mã bảo mật của Viện Phát triển Kỹ nghệ phần mềm (SEI), Jefferson Welch – Quản lý chương trình chứng nhận nghề nghiệp của SEI, Marsha Pomeroy-Huff và Mary Ellen Rich – những thành viên nhóm chứng nhận nghề nghiệp của SEI, Chad Dougherty và Bill Reier – nhân viên của SCS. 

 

DH van lang CMU khao thi ky nang chat luong 02TS. Phil Miler giới thiệu về dự án trong buổi họp báo khởi động Chipuka vào tháng 02/2012. (nguồn: http://lilliankaivilu.wordpress.com)

 Quá trình hợp tác giữa Kenya và CMU tạo nên sự đột phá may mắn cho cả hai bên. Miller thì đang tìm kiếm sự hỗ trợ để đào tạo chứng chỉ quốc tế mới trong lĩnh vực phát triển phần mềm; còn các viên chức của Kenya thì muốn tiếp thị hình ảnh đất nước mình như một trung tâm phát triển phần mềm, nhưng họ gặp phải khó khăn khi rất ít các công ty phần mềm nhận lời tham gia dự án vì không có cơ sở để chứng thực rằng những người tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin ở các trường đại học của Kenya thực sự sẵn sàng, có đủ năng lực để tham gia lực lượng lao động đạt chuẩn quốc tế.Với đầu mối là các cơ quan phát triển quốc tế, Hội đồng Công nghệ thông tin & Truyền thông Kenya (ICT) đã kết nối thành công với Miller và CMU.

Đầu năm nay, Paul Kukubo – Giám đốc điều hành ICT – khẳng định: “Tham vọng của Kenya đối với dự án này là tạo ra một trung tâm phát triển phần mềm hàng đầu Châu Phi, đưa Kenya trở thành quốc gia phát triển phần mềm có tầm vóc toàn cầu thông qua quá trình khai thác nguồn tài nguyên tri thức tiềm ẩn của Kenya. Kỹ thuật phần mềm mang lại nhiều hứa hẹn cho sự phát triển kinh tế của Kenya. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đầu tư vào đào tạo giới trẻ trong lĩnh vực phát triển phần mềm.”

Tuy nhiên, Miller vẫn băn khoăn vì chương trình khảo thí dùng để kiểm tra các nhân viên phát triển phần mềm Kenya không phải là chương trình khảo thí dành cho tất cả nhân lực phần mềm trên thế giới. Một cuộc chạy đua chỉ có duy nhất một vận động viên tham gia thì không thực sự là cuộc thi. Miller nói thêm: “Kenya đang cố gắng để tham gia vào cuộc đua, nơi mà cả thế giới đều tập trung vào để đón chờ kết quả, và họ đã chuẩn bị kế hoạch để chiến thắng cuộc đua. Nếu chỉ có duy nhất Kenya tham gia vào cuộc đua thì thật phí thời gian. Nếu giấy chứng nhận do chương trình khảo thí cấp chỉ có giá trị ở Kenya, hoặc ở Đông Phi hay thậm chí ở Hạ Phi Sahara thì kết quả đầu tư của Kenya quả thực kém hiệu quả. Nói cách khác, khi giấy chứng nhận được các công ty phần mềm đa quốc gia chấp nhận thì mới chứng minh Kenya đã chi tiêu thông minh.”

Kenya có tham vọng phát triển Chipuka – dự án trung tâm khảo thí kỹ năng lập trình phần mềm – đạt chuẩn quốc tế. Bitange Ndemo – Thư ký thường trực Bộ Thông tin Truyền thông Kenya – phát biểu: “Chúng tôi muốn dẫn đầu và muốn trở thành đối tác công nghệ được lựa chọn hàng đầu trong khu vực Châu Phi.”.

Nairobi – thủ đô Kenya – là trung tâm tài chính thương mại quốc tế với tổng thu nhập sản phẩm nội địa đạt 72 tỷ USD, mức thu nhập cao nhất ở Đông Phi. Mặc dù vậy, Kenya đã phải vật lộn nhiều suốt thập kỷ qua. Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới nhiều lần từ chối cho Kenya vay vốn; họ cáo buộc các quan chức cấp cao của Kenya tham nhũng và hối lộ. Năm 2007, tình trạng bất ổn chính trị diễn ra sau cuộc bầu cử quốc gia đã gây nên nhiều tranh chấp; 2 tháng bạo lực leo thang làm 1.500 người thiệt mạng. Nền kinh tế Kenya hầu như dựa vào nông nghiệp và du lịch; do đó, chịu sự tác động mạnh mẽ của thời tiết hạn hán và biến động giá cả xăng dầu. Tỷ lệ thất nghiệp ở Kenya ước tính gần 40%.

Trong nỗ lực phát triển đất nước, Kenya đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục. Năm 2005, Kenya bắt đầu xây dựng hệ thống đánh giá trường học để theo dõi sự phát triển của chương trình giáo dục. Kenya dành 7% GDP cho giáo dục. Đây là quốc gia có tỷ lệ xóa mù chữ cao nhất Châu Phi, mặc dù thấp hơn so với Bắc Mỹ và Châu Âu. Khoảng 60% người Kenya hoàn thành bậc trung học phổ thông tham gia học đại học tại 1 trong 7 trường công lập và 23 trường tư thục.

Theo Miller, chương trình giáo dục đại học của Kenya (kể cả ngành Khoa học máy tính) vẫn đào tạo theo phương pháp truyền thống. Chương trình đó gần như được mọi người ở đất nước này công nhận là tốt. Ông không mấy ngạc nhiên khi các thí sinh điển hình của Kenya có kết quả khá tốt trong kỳ thi cấp giấy chứng nhận chuyên ngành công nghệ thông tin theo cách truyền thống. 

Vấn đề không nằm ở thí sinh mà nằm ở nội dung bài kiểm tra. Theo Miller, một trong những phần mềm khảo thí kỹ năng lập trình phổ biến – “Chứng nhận kỹ năng lập trình phần mềm theo tiêu chuẩn ISO” – được áp dụng trên 25 khu vực khác nhau.  Nội dung bài kiểm tra chỉ bao gồm các câu hỏi lý thuyết, không yêu cầu thí sinh thực hành. Ví dụ: họ đưa ra các câu hỏi về kỹ thuật lấy yêu cầu khi phát triển phần mềm; điều đó tốt nhưng chưa đủ. Bài thi sẽ tốt hơn, thực tế hơn khi yêu cầu thí sinh thu thập, quản lý và xử lý yêu cầu. Một người có thể được huấn luyện đúng cách để hoàn thành tốt các bài thi kỹ năng lập trình như thế nhưng người ấy có thể không đủ khả năng để phát triển phần mềm.

Nhằm soạn thảo nội dung bài kiểm tra hiệu quả hơn, Miller và các cộng sự đã phỏng vấn hơn 100 kỹ sư phát triển phần mềm tại Kenya, Ấn Độ, Hoa Kỳ trong ba tháng với các câu hỏi như: họ sử dụng ngôn ngữ lập trình gì, cấu trúc dữ liệu và các thuật toán ra sao, tiến trình công việc hằng ngày diễn ra như thế nào. Từ nghiên cứu phân định vai trò này, nhóm Chipuka liệt kê các nhiệm vụ cụ thể mà một nhân viên lập trình mới vào nghề cần thực hiện được. Các khảo sát tiếp theo được tiến hành trên lượng mẫu điều tra lớn hơn dựa vào quá trình phân tích công việc chính thức của một lập trình viên. Sau khảo sát ban đầu, nhóm nghiên cứu của Chipuka soạn ra các bài kiểm tra thử nghiệm và gửi đến các kỹ sư phát triển phần mềm đang làm việc trong lĩnh vực này. Theo TS. Miller, bằng cách đó, nhóm đã thu được nguồn dữ liệu hữu ích; phân biệt công việc của kỹ sư phần mềm theo từng cấp độ kỹ năng khác nhau.

 

DH van lang CMU khao thi ky nang chat luong 03Ngày 28 tháng 8, kỳ thi “tiền thử nghiệm” đầu tiên được tổ chức tại Nairobi, có 10 chuyên viên phát triển phần mềm trẻ và sinh viên công nghệ thông tin từ các trường danh tiếng tham gia. Họ được yêu cầu thực hiện 6 công việc khác nhau. Kết quả thu được thể hiện rõ năng lực làm việc của từng thí sinh, từ sinh viên không thể hoàn thành bất kỳ công việc nào cho đến người hoàn thành bài thi một cách xuất sắc, vượt quá sự mong đợi. Phản hồi từ bài kiểm tra là “hoàn toàn tích cực”, các thí sinh cho rằng họ thực sự hấp dẫn với nội dung phù hợp với thực tế công nghiệp của bài kiểm tra.

Kỳ thi thí điểm dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 4 năm 2013; và chương trình khảo thí kỹ năng lập trình phần mềm sẽ chính thức được tổ chức tại Kenya vào tháng 10 năm 2013. Thí sinh được yêu cầu chuẩn bị trước bằng cách tải các công cụ phát triển phần mềm kèm mã nguồn chương trình và làm quen với các thông số kỹ thuật. Miller dự kiến thời gian thi khoảng 6 giờ, thí sinh sẽ thực hiện bài thi trên một phần mềm có sẵn và thêm một tính năng mới. (“Tôi không nghĩ rằng các bạn thực sự có thể lập kế hoạch cho nhiều điều khác nhau trong ngày thi đó”, Miller nói). Ví dụ, trong kỳ thi thí điểm trước đây, bài thi yêu cầu thí sinh viết một chương trình để đọc và ghi các giá trị theo định dạng phân cách nhau bởi dấu phẩy (comma-separated-values) cho bảng tính (Excel).

 

Tuy nhiên, hiện chưa có kế hoạch mở rộng dự án Chipuka ra toàn thế giới. Chipuka đang dựa vào sự cộng tác với các chuyên gia trong cộng đồng “phần mềm mã nguồn mở” để thu thập các vấn đề thực tế của nền công nghiệp phát triển phần mềm, và để xây dựng uy tín. TS. Miller phát biểu: “Tôi tin rằng chúng tôi đã đạt được những thành công nhất định, chúng tôi sẽ thiết lập nên hệ thống tiêu chuẩn, và đó là sẽ là triết lý khảo thí hoàn toàn khác biệt. Thông thường, trong một kỳ thi, mọi người cố gắng ẩn giấu mấu chốt vấn đề và yêu cầu thí sinh tìm ra. Ngược lại, chúng tôi dành công sức để đưa ra các vấn đề và tìm ra người có thể giải quyết những vấn đề đó.”.


Jason Togyer
(Theo http://link.cs.cmu.edu)

Trần Anh Dũng dịch

 

 

 

 

Tin tức mới nhất

Ngành Y Khoa

Mã ngành: 7720101 Thời gian đào tạo: 6 năm Văn bằng: Bác sĩ Y khoa Tổ hợp môn: A00: Toán – Lý...

Từ ngày 08 -12/10/2022, tân sinh viên Khóa 28 đăng ký xét Học bổng tuyển sinh

Ngày 08/10, Trường Đại học Văn Lang thông báo bắt đầu nhận hồ sơ xét Học bổng tuyển sinh...

Cầu thủ trẻ CLB Bóng đá Phố Hiến nhập học Trường Đại học Văn Lang

Chiều ngày 29/09/2022, 05 cầu thủ trẻ đến từ CLB Bóng đá Phố Hiến, hiện đang tham dự đội...

Cơ hội trải nghiệm học tập tại Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ) cho sinh viên Văn Lang

Dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Văn Lang và Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ)...

Bài viết liên quan