Thế giới đang đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu và sự tăng dân số không ngừng, điều kiện tự nhiên phát triển nông nghiệp đang dần mất đi. Để đáp ứng được nhu cầu lương thực của con người, ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực xảy ra, buộc phải có sự đổi mới phương pháp làm nông nghiệp. Tại nước ta và nhiều nước trên thế giới đã đồng loạt đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao để làm nông  nghiệp. Ngành nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) sẽ là lĩnh vực chủ chốt và phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm tới.

Ứng dụng công nghệ cao để phát triển nông nghiệp là yêu cầu tất yếu

Từ đầu thế kỷ XX, các nước tiên tiến trên thế giới: Mỹ, Anh, Phần Lan, Pháp, Nhật Bản…đã áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Châu Âu cũng khuyến khích đẩy mạnh, phát triển nền nông nghiệp công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó, các nước Châu Á và Đông Nam Á: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan…cũng đã chuyển nền nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp thông minh hay còn gọi là nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC).

Nước ta, mặc dù là nước có nền nông nghiệp đóng vai trò chủ chốt và có khí hậu thuận lợi hơn nhiều nước khác. Tuy nhiên, hiện nay khi chịu tác động của sự biến đổi khí hậu và đứng trước tình trạng chung: Đô thị hóa phát triển đất đai bị thu hẹp, nguồn nước dần cạn kiệt, khí hậu nóng lên, môi trường bị ô nhiễm…Tất cả những điều này đều bất lợi cho sự phát triển nông nghiệp.

Trước sức ép, đòi hỏi số lượng lương thực, thực phẩm cung cấp lớn hơn. Không chỉ vậy, yêu cầu về chất lượng nông sản cũng cao hơn. Đó là lý do vì sao từ thế kỷ XX cho đến hiện nay, các nước đều tập trung và đẩy mạnh đầu tư để phát triển ngành NNCNC. Từ năm 2015, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành quyết định tập trung đẩy mạnh phát triển ngành NNCNC. Kèm theo quyết định là danh sách 22 khu NNCNC với diện tích hơn 4700ha đã và đang xây dựng, hoạt động. Kế hoạch xây dựng đến năm 2020 – 2030.


Nông nghiệp công nghệ cao tại Đà Nẵng

Ngành NNCNC là ngành sản xuất lớn cần nhiều nhân lực

Rất nhiều bạn trẻ cho rằng nông nghiệp là để chỉ ngành trồng trọt. Thực tế, ngành nông nghiệp là ngành sản xuất lớn bao gồm rất nhiều lĩnh vực: Trồng trọt, sơ chế nông sản, chăn nuôi nó còn bao gồm lâm nghiệp và thủy sản. Do đó, trong khi ngành NNCNC được đẩy mạnh và phát triển như hiện nay thì sẽ cần số lượng lớn nguồn nhân lực.

Điển hình như Trung Quốc, khi áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp thì nông sản thu hoạch gấp 40 – 50 lần so với trước đó. Nhận thấy kết quả vượt trội, do đó Trung Quốc đã đẩy mạnh phát triển nhân lực, tạo nhiều điều kiện để phát triển ngành NNCNC trong nhiều năm qua. Cho đến hiện tại, Trung Quốc đã có hơn 300 trường đào tạo về nông nghiệp. Tất cả các học viên sau khi hoàn toàn thành khóa học sẽ làm việc phục vụ cho ngành nông nghiệp công nghệ.

Nước ta đã và đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh và phát triển ngành NNCNC cần có những kỹ sư nông nghiệp được đào tạo bài bản để phục vụ cho công cuộc đổi mới. Theo ông Ngô Tiến Dũng – Tổng thư ký Hiệp hội Nông nghiệp công nghệ cao cho biết: Hiện nay tại nước ta chỉ có số lượng ít ỏi các trường đào tạo nghề nông nghiệp. Rất thiếu nhân lực chuyên môn trực tiếp thực hiện, chuyển giao cho nông dân. Theo mong muốn của Chính phủ, cần có sự hợp tác điều phối vĩ mô giữa các trường đại học về nông nghiệp để chuẩn bị nhân lực lãnh đạo quản lý, khoa học kỹ thuật…phục vụ cho phát triển NNCNC sắp tới.

Tại TPHCM và khu vực miền Nam Việt Nam, Văn Lang là trường đại học đầu tiên đủ tiêu chuẩn được Bộ giáo dục và Đào tạo cấp phép đào tạo chuyên ngành NNCNC. Các học viên đăng ký và theo học sẽ được giảng dạy bởi các giảng viên là các chuyên gia, kỹ sư nông nghiệp. Hơn nữa, Văn Lang đã liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ: Trung tâm Công nghệ sinh học TP. HCM, Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP. HCM, Vườn Ươm Công nghệ Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc (KVIP), Viện Khoa học Nông Nghiệp miền Nam và các doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ Cao ở thành phố HCM và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long,…để phục vụ nâng cao việc giảng dạy.

Các công việc thuộc ngành NNCNC dành cho học viên sau khi tốt nghiệp

Để phù hợp khi làm việc trong ngành sản xuất lớn như ngành nông nghiệp, các trường đại học sẽ mở rộng đào tạo bài bản và chuyên sâu. Tiếp cận các công nghệ 4.0 vào nông nghiệp, thực hành các mô hình nông nghiệp công nghệ tại các trung tâm nghiên cứu liên kết hoặc tại khu thực nghiệm của trường. Các học viên sẽ được học tập và lựa chọn lĩnh vực phù hợp:

Trồng trọt

  • Ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt hiện nay bao gồm các công việc:
  • Công nghệ lai tạo giống
  • Công nghệ nuôi cấy mô thực vật In vitro
  • Công nghệ trồng cây trong nhà kính
  • Công nghệ trồng cây trong dung dịch (thủy canh), khí canh và trên giá thể
  • Công nghệ tưới nhỏ giọt…

Chăn nuôi và thủy sản

Bên cạnh trồng trọt, các công việc công nghệ cao trong chăn nuôi và thủy sản bao gồm:

  • Đưa các giống vật nuôi qua thụ tinh nhân tạo và truyền cấy phôi vào sản xuất
  • Sử dụng các giống cá qua biến đổi bộ nhiễm sắc thể và chuyển đổi giới tính ở cá
  • Hỗ trợ dinh dưỡng vật nuôi
  • Công nghệ trong chẩn đoán bệnh và dịch tễ…

Với ngành nông nghiệp đa lĩnh vực, khi kết hợp với công nghệ cao vào quá trình sản xuất sẽ đòi hỏi phải đầu tư bài bản hơn về nguồn nhân lực. Khi ngành NNCNC được đưa vào đào tạo, giảng dạy mục đích sẽ tạo ra nguồn nhân lực lớn phục vụ công cuộc đổi mới. Không chỉ tại Việt Nam mà kể cả các nước trên thế giới thì vấn đề đáp ứng đủ nguồn nhân lực NNCNC cũng là một bài toán khó.

Do đó, những chuyên viên sau khi được đào tạo không chỉ làm việc trong nước mà cơ hội hợp tác, làm việc tại nước ngoài là rất cao. Vì thế, tại buổi giao lưu về nông nghiệp bền vững và cơ hội nghề nghiệp ông Juan Ferreira – Phó Chủ tịch phụ trách kinh doanh toàn cầu Tập đoàn Monsanto đã khẳng định ngành NNCNC sẽ là ngành “hot” nhất tại Việt Nam.

Sinh viên có thể học chuyên ngành Thẩm mỹ tại Đại học Văn Lang

(P.TS&TT – Văn Lang, 13/8/2020) – Năm 2020, Trường Đại học Văn Lang mở nhiều ngành đào tạo tiên phong lần đầu tiên có mặt tại...

Ngành Văn học ứng dụng khởi động kết nối chương trình đào tạo của các trường đại học Pháp

Ngày 05/12/2018, Ngành Văn học ứng dụng Trường Đại học Văn Lang đã đến thăm và làm việc về chương trình hợp tác với...

Hội thảo khoa học ngành Văn học ứng dụng – khát vọng cải cách đào tạo ngành Văn học bậc đại học

Sáng ngày 04/6/2019, Khoa Xã hội & Nhân văn Trường Đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo Khoa học ngành Văn học (Ứng dụng) tại phòng...