Hội thảo FOSSASIA 2011: Được và chưa được

Cuối tháng 9/2011, Công ty truyền thông MBM gửi thư ngỏ đến trường ĐH Văn Lang đề nghị được hợp tác tổ chức Hội nghị Công nghệ Phần mềm mã nguồn mở Châu Á FOSSASIA 2011 (Free and Open Source Software Asia), vào 2 ngày 11 và 12 tháng 11 năm 2011, tại Cơ sở 2 của trường, với chủ đề “Các ứng dụng cho điện thoại di động” và “Phụ nữ và Công nghệ thông tin”. 

 (Văn Lang, 25/11/2011) – Diễn ra vào hai ngày 11 và 12/11/2011, FOSSASIA 2011 có thể xem là đã kết thúc tốt đẹp. Tuy nhiên, đằng sau đó còn nhiều điều cần bàn lại, qua đó, hy vọng sẽ giúp ích cho những lần tổ chức về sau.

Lược sử

Cuối tháng 9/2011, Công ty truyền thông MBM gửi thư ngỏ đến trường ĐH Văn Lang đề nghị được hợp tác tổ chức Hội nghị Công nghệ Phần mềm mã nguồn mở Châu Á FOSSASIA 2011 (Free and Open Source Software Asia), vào 2 ngày 11 và 12 tháng 11 năm 2011, tại Cơ sở 2 của trường, với chủ đề “Các ứng dụng cho điện thoại di động” và “Phụ nữ và Công nghệ thông tin”. Hội đồng Quản trị và Ban Giám hiệu Nhà trường thông qua việc phối hợp tổ chức sự kiện này, phân công cho các phòng, khoa, Trung tâm có liên quan cùng thực hiện. Tạp chí PCWorld (online) là đơn vị bảo trợ thông tin.

Sự thành công qua những con số

Cán bộ Quản lý Công tác Sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin của trường cho biết tổng cộng có 498 lượt sinh viên ngành Kỹ nghệ Phần mềm (Software Engineering, đào tạo theo chương trình của Đại học Carnegie Mellon – Hoa Kỳ) tham dự trong 4 buổi Hội thảo, cụ thể: ngày 11/11/2011 có 304 lượt tham dự (164 buổi sáng và 140 buổi chiều), ngày 12/11/2011 là 194 lượt (sáng là 112 và chiều là 82).

Theo thống kê của BTC, đại diện 14 công ty hoạt động trong lĩnh vực CNTT cũng đã đến tham dự vào buổi sáng khai mạc: GHP, Digitexx, Tech Propulsion labs, ECOIT, aiti-aptech, TLi Consulting, KDDI, Nokor IT, Zorpidis, Vina Consulting, Divmob, DHIS2, Notabasement studio, Mobile Entertainment Corp. Hội nghị cũng đã đón tiếp 10 phóng viên các báo, tạp chí, báo điện tử và 2 đài truyền hình là VTC6 và HTV.

Diễn giả tham dự là 18, trong đó 8 diễn giả đến từ các quốc gia khác (Julien Lavergne và Davide Storti – Pháp, Mario Behling – Đức, Justin Lee – Singapore, Chantra Be – Campuchia, Jonas Smedegaard – Đan Mạch, Nancie Severs – Mỹ, Sven Berg Ryen – Na Uy). Đặc biệt, có 10 sinh viên công nghệ thông tin đến từ đất nước Chùa Tháp.

Sau khi kết thúc Hội thảo, được giới thiệu về Dự án One Laptop Per Child (OLPC), 15 sinh viên của ngành Kỹ nghệ Phần mềm đã được hướng dẫn gửi đề nghị làm dự án dịch sang tiếng Việt những chương trình được sử dụng trên máy tính OXs (máy tính được sử dụng cho trẻ em trong Dự án, chưa có tiếng Việt). Nếu được chấp nhận, những sinh viên sau khi tham gia dự án này có thể được chứng nhận có tham gia làm tình nguyện cho OLPC và đây cũng là một đểm nhấn nổi bật trong sơ yếu lý lịch cá nhân.

Phản hồi tốt từ diễn giả tham gia Hội nghị: Nancie Severs: http://blog.travelpod.com/travel-blog-entries/nsevers/4/1321054185/tpod.html, Justin Lee: http://justinlee.sg/2011/11/14/fossasia-2011-in-vietnam-open-source-and-microsoft-presentation/.

Những điều cần nhìn lại

Hội trường C001 có sức chứa 800, với số lượng tham gia khoảng gần 300 người vào mỗi buổi Hội nghị khó có thể tạo nên một không khí tập trung. Thêm vào đó, các diễn giả nước ngoài nói chuyện bằng tiếng Anh, dĩ nhiên hiện tượng trên sân khấu nói dưới hội trường không hiểu là hoàn toàn dễ nhận thấy. Sự rời rạc cũng là điều khó tránh khỏi.
foss asia 002Được nghe diễn giả nước ngoài trình bày là cơ hội, nhưng cũng là thách thức…

Hội nghị diễn ra trong thời gian Cơ sở 2 của trường đang được nâng cấp, không gian khu vực sân không được thoáng đãng. Tuy nhiên, việc sinh viên để xe ngay cạnh lối đi an toàn gần sát khu vực bậc tam cấp vào Hội trường C001 đã làm cho “mặt tiền” càng nhếch nhác.

Đối với một Hội nghị mà tên gọi có vẻ tầm cỡ như FOSSASIA, mức độ lan tỏa của sự kiện có vẻ không “đạt tầm”. PCWorld online là đơn vị bảo trợ thông tin, đã có một bài viết khá chỉn chu vào ngày khai mạc (http://www.pcworld.com.vn/articles/quanly/nguonluc/2011/11/1229091/fossasia-2011-tudosangtaodemlailoiichchocongdong/), nhưng trước khi sự kiện diễn ra chỉ đăng một vài dòng trong mục sự kiện (5 dòng, gồm: tên sự kiện, địa điểm, đối tượng tham dự, người liên hệ, thời gian: http://www.pcworld.com.vn/mobile/mobile_sukien.asp?rnd=n&sub=&artid=3314).

foss asia 003Có những người đến Hội nghị bằng sự quan tâm thực sự đối với công nghệ phần mềm mã nguồn mở. Nhưng không nhiều đối tượng như thế trên tổng số 600-700 lượt người tham dự.
 

Trước Hội nghị, FOSS đã cho quảng bá thông tin chung và kêu gọi đăng ký tham dự trên trang web http://fossasia.org,

blog một số cá nhân, ngoài ra còn có các tài khoản để lại nội dung ngắn gọn về sự kiện trên diễn đàn một số trang web của cộng đồng người dùng mã nguồn mở Việt Nam như hanoilug (http://wiki.hanoilug.org/), saigonlug (http://groups.google.com/group/saigonlug/browse_thread/thread/92b561e3d6fd0a75/19e36cb5edf5d647?show_docid=19e36cb5edf5d647) hoặc các trang web có liên quan đến CNTT như CLB Tin học Bách Khoa (http://www.bkitclub.net/forum/showthread.php?t=27228&page=1), http://tamnhinso.info/index.php?threads/s%E1%BB%B1-ki%E1%BB%87n-fossasia-2011.3461/… Tuy nhiên, dễ nhận thấy sự thờ ơ trong hấu hết các diễn đàn.

Trường ĐH Văn Lang cũng đã quảng bá sự kiện này thông qua website của trường và diễn đàn của Sinh viên Văn Lang. Sau đó có một bài viết rất đầy đủ về hai ngày hội nghị . Tuy nhiên, sinh viên ngành Kỹ thuật Phần mềm được “điều động” đến dự Hội nghị mới có thể đáp ứng được con số mục tiêu 500 lượt người. Đối tượng “yêu thích công nghệ phần mềm mã nguồn mở” chẳng thấy bao nhiêu tại bàn đăng ký.

Kết luận

Theo thỏa thuận, trách nhiệm của Nhà trường là cung cấp hội trường và phòng họp cùng các phương tiện hội thảo, quảng bá thông tin hội thảo trên website, bố trí lịch cho sinh viên ngành Kỹ thuật Phần mềm tham dự Hội nghị. Thẳng thắn nhìn lại, trường Văn Lang đã hoàn thành đầy đủ, tốt phần việc của mình, FOSS cũng đạt đến mục tiêu là thu hút được khoảng 600-700 lượt người tham dự trong 2 ngày diễn ra sự kiện; tuy nhiên, những điều cần nhìn lại đã nêu vẫn rất cần được “nhìn” một cách thấu đáo, để các bộ phận tham gia tổ chức sự kiện của Nhà trường có thể chủ động thực hiện nhiệm vụ, dù ở vai trò của người tổ chức, đồng tổ chức hay nhà tài trợ.

Hồng Nhung 

Tin tức mới nhất

Ngành Y Khoa

Mã ngành: 7720101 Thời gian đào tạo: 6 năm Văn bằng: Bác sĩ Y khoa Tổ hợp môn: A00: Toán – Lý...

Từ ngày 08 -12/10/2022, tân sinh viên Khóa 28 đăng ký xét Học bổng tuyển sinh

Ngày 08/10, Trường Đại học Văn Lang thông báo bắt đầu nhận hồ sơ xét Học bổng tuyển sinh...

Cầu thủ trẻ CLB Bóng đá Phố Hiến nhập học Trường Đại học Văn Lang

Chiều ngày 29/09/2022, 05 cầu thủ trẻ đến từ CLB Bóng đá Phố Hiến, hiện đang tham dự đội...

Cơ hội trải nghiệm học tập tại Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ) cho sinh viên Văn Lang

Dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Văn Lang và Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ)...

Bài viết liên quan