Hiện nay, tại Việt Nam và cả thế giới đang chịu tác động của biến đổi khí hậu. Ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi này. Các nguồn lực sẵn có cho nông nghiệp đang bị suy giảm. Đất đai bị hạn chế, nguồn nước  dần cạn kiệt, môi trường ô nhiễm càng nặng. Trong khi đó, dân số thế giới đang phát triển nhanh chóng, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Dự tính đến năm 2025, dân số sẽ vượt 9 tỷ người. Nếu ngành nông nghiệp không có đột phá mới, sản lượng không tăng, thế giới sẽ bước vào cuộc khủng hoảng lương thực. Vì thế, cần gia tăng số lượng lẫn chất lượng đối với ngành nông nghiệp.

Tình hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên thế giới

Về việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp đã được thực hiện rất sớm tai các nước phát triển trên thế giới. Từ đầu những năm thế kỷ XX, nhiều nước đã bắt đầu xây dựng các khu nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế. Đầu những năm 80, đã có hơn 100 khu khoa học công nghệ tại Hoa Kỳ. Đến năm 1988 đã có 38 khu vườn khoa học công nghệ với sự tham gia của 800 doanh nghiệp. Tại Phần Lan, đến năm 1996 đã có 9 khu khoa học nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC). Năm 2015, tại Pháp, 98% nông dân đã ứng dụng Internet để phục vụ công việc nhà nông.

Châu Âu cũng đặc biệt đề cao xu hướng áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp. Thông qua chương trình Chính sách nông nghiệp chung (PAC) để khuyến khích nông dân. Trong hiện tại và tương lai, Châu Âu sẽ tiếp tục phát triển hạ tầng kỹ thuật số và nguồn nhân lực để sẵn sàng thực hiện các công việc nhà nông bằng công nghệ.

Bên cạnh các nước tiên tiến, các nước Châu Á cũng dần chuyển nền nông nghiệp số lượng sang nền nông nghiệp chất lượng, ứng dụng các công nghệ vào nông nghiệp. Điển hình như các nước trong khu vực Châu Á và Đông Nam Á: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan…đã chú trọng triển khai phát triển các khu NNCNC.

Nhà kính trong nông nghiệp công nghệ cao Israel

Một trong những thành tựu đáng kể đó chính là Israel, một đất nước có diện tích nhỏ bé. Một nửa diện tích đất đai là hoang mạc và bán hoang mạc, khí hậu và địa hình phức tạp. Tuy nhiên, khi họ bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng, phát triển ngành NNCNC thì đã đạt được năng suất kỷ lục. Năng suất cà chua tại Israel đạt 250 – 300 tấn/ha, bưởi đạt 100 – 150 tấn/ha, hoa cắt cành 1,5 triệu cành/ha…đã tạo ra giá trị sản lượng bình quân 120.000 – 150.000 USD/ha/năm.

Đặc biệt là Trung Quốc, nước láng giềng của Việt Nam, đã xây dựng hơn 405 khu NNCNC, trong đó có 1 khu NNCNC cấp quốc gia, 42 khu cấp tỉnh và 362 khu cấp thành phố và hàng ngàn cơ sở ứng dụng công nghệ vào để phục vụ nông nghiệp. Trung Quốc đạt giá trị sản lượng bình quân 40 – 50.000 USD/ha/năm, gấp 40 – 50 lần so với các mô hình trước đó.

Chính vì vậy, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, phát triển các khu NNCNC, đào tạo nhân lực cho nền nông nghiệp tri thức thế kỷ XXI, ứng dụng NNCNC đã và đang trở thành mẫu hình và xu hướng tất yếu của thế giới.

NNCNC – Lĩnh vực “nóng” thu hút mạnh mẽ và sự quyết tâm cao độ của Chính phủ

Mặc dù tại Việt Nam nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế và điều kiện tự nhiên tại nước ta cũng thuận lợi. Nhưng sản lượng và chất lượng nông sản còn hạn chế. Và khi đang chịu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, nền nông nghiệp nước nhà có nguy cơ giảm sút trong thời gian tới.

Nhận thấy tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của công nghệ tiên tiến lên sự phát triển ngành nông nghiệp. Chính phủ đặc biệt coi trọng và tìm giải pháp cho nền nông nghiệp nước nhà. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp lớn đã rót tiền tỷ vào đầu tư: Tập đoàn Vingroup, Hòa Phát, Trường Hải, FPT,….Riêng dự án VinEco Hà Nam dưới sự đầu tư của Vingroup, tổng số vốn đã lên đến 300 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ, ngành NNCNC đã và đang là lĩnh vực “nóng” và tất yếu thu hút sự quan tâm, đầu tư của rất nhiều doanh nghiệp không chỉ tại Việt Nam mà còn thu hút các tổ chức, quốc gia trên thế giới.

Trong Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04 tháng 05 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành kèm theo danh sách các khu NNCNC quy hoạch đến năm 2020 – 2030 là danh sách bao gồm 22 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại 22 tỉnh thành.  Diện tích khu NNCNC từ 65 – 300ha, tổng diện tích lên đến hơn 4700ha. Mục tiêu trong tương lai, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có nền NNCNC phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu nông sản trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

Cần số lượng lớn nguồn nhân lực chuyên ngành NNCNC

Để phát triển của ngành NNCNC tại nước nhà, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp và nông dân phải áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Một số doanh nghiệp lớn như Vinamilk, TH True Milk cũng đã ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp.

Tuy nhiên, để vận dụng, quản lý các khu NNCNC, thực hiện hướng dẫn nông dân áp dụng công nghệ vào sản xuất thì chúng ta cần một đội ngũ hướng dẫn chuyên nghiệp. Những kỹ sư NNCNC sẽ được đào tạo để trở thành những kỹ sư chuyên nghiệp. Và chính những kỹ sư này sẽ trực tiếp thực hiện và hướng dẫn, truyền đạt kiến thức công nghệ đến đông đảo người dân.

Trong quá trình triển khai phát triển ngành NNCNC, tất cả các nước đều cần số lượng lớn nguồn nhân lực. Hiện nay, tại Trung Quốc có hơn 140 trường đào tạo về nông nghiệp. Nhưng tại Việt Nam, số lượng trường đào tạo và nguồn nhân lực cho ngành còn rất hạn chế. Theo tình hình hiện tại, nước ta cần rất nhiều lao động có kỹ năng để đáp ứng được yêu cầu. Hơn nữa, các kỹ sư ngành NNCNC có chuyên môn có cơ hội rất lớn khi làm việc tại các trang trại nước ngoài: Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel, Úc, Đan Mạch…

Đại học Văn Lang là một trong số những trường đại học đưa ngành NNCNC vào chương trình đào tạo, giảng dạy. Hiện tại, Văn Lang liên kết với các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp: Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP. HCM; Vườn Ươm Công nghệ Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc (KVIP), Trung tâm Công nghệ sinh học TP. HCM, Viện Khoa học Nông Nghiệp miền Nam và nhiều doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ Cao khu vực ở TP.HCM và Đồng bằng Sông Cửu Long…để phục vụ công tác giảng dạy thực tế.


Cùng với cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ vào công tác giảng dạy hứa hẹn sẽ mang lại những kiến thức thực tế, đồi dào cho đội ngũ kỹ sư nông nghiệp phục vụ sự phát triển nền nông nghiệp nước nhà và hợp tác quốc tế. Học viên yêu thích và nắm bắt được xu hướng phát triển của ngành chắc chắn sẽ có được nhiều cơ hội việc làm và phát triển trong tương lai.

Sinh viên có thể học chuyên ngành Thẩm mỹ tại Đại học Văn Lang

(P.TS&TT – Văn Lang, 13/8/2020) – Năm 2020, Trường Đại học Văn Lang mở nhiều ngành đào tạo tiên phong lần đầu tiên có mặt tại...

Ngành Văn học ứng dụng khởi động kết nối chương trình đào tạo của các trường đại học Pháp

Ngày 05/12/2018, Ngành Văn học ứng dụng Trường Đại học Văn Lang đã đến thăm và làm việc về chương trình hợp tác với...

Hội thảo khoa học ngành Văn học ứng dụng – khát vọng cải cách đào tạo ngành Văn học bậc đại học

Sáng ngày 04/6/2019, Khoa Xã hội & Nhân văn Trường Đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo Khoa học ngành Văn học (Ứng dụng) tại phòng...