Trung tâm Dự báo Nhân lực và Thông tin Thị trường lao động Tp. HCM: Giai đoạn 2012 – 2015 và đến 2020, Tp. HCM cần 160.000-170.000 nhân lực chuyên ngành Công nghệ Phần mềm

(TT. Thông tin – Văn Lang, 24/8/2012) – Một trong những cơ sở quan trọng để quý phụ huynh định hướng, các bạn thí sinh cân nhắc khi lựa chọn ngành học xét tuyển NVBS chính là cơ hội việc làm của ngành nghề đó sau khi ra trường. Chúng tôi xin đăng tải bài viết của Ông Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc thường trực, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Tp. Hồ Chí Minh về nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ Phần mềm tại Tp. Hồ Chí Minh thời gian đến.

Với hơn 80 triệu dân, Việt Nam được coi là đất nước có dân số trẻ, chính vì thế nước ta không chỉ là thị trường cung cấp mà còn là thị trường tiêu thụ tiềm năng cho nền công nghiệp phần mềm.

Trong 02 năm 2009 -2010 và hiện nay , tỷ lệ thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành đào tạo trong lĩnh vực Công nghệ thông tin của các trường ĐH, CĐ đang có xu hướng giảm, có những trường tỷ lệ giảm lên tới 30-40% so với các năm trước. Trong khi đó, các ngành thuộc khối kinh tế như tài chính, ngân hàng tăng chỉ tiêu tuyển sinh, thu hút nhiều thí sinh. Như vậy có phải do ngành CNTT – bao gồm ngành công nghệ phần mềm, lập trình – thị trường lao động đã không còn nhu cầu tuyển dụng?

Theo thống kê của Bộ Thông tin – Truyền thông, 37% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần mềm tại nước ta có số lượng nhân viên dưới 20 người, 39% doanh nghiệp có số nhân viên dưới 50 người, chỉ 4% doanh nghiệp có hơn 200 nhân viên. Nhìn vào những con số trên có thể thấy nguồn nhân lực CNTT hiện tại mới chỉ đáp ứng được số lượng rất nhỏ so với nhu cầu của thị trường.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội phần mềm VN (Vinasa), hiện tổng nhân lực làm CNTT của Việt Nam khoảng 250.000 người (trong đó có khoảng 50.000 người trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số). Theo khảo sát nhận định về xu hướng nhu cầu nhân lực của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM tại 27.000 DN thuộc các ngành nghề trến địa bàn thành phố Hồ Chí minh cho thấy: các năm 2010 – 2012, ngành CNTT có nhu cầu nhân lực lớn nhất, chiếm 7,75%. Giai đoạn 2012 – 2015 và đến 2020, mỗi năm thành phố HCM cần thu hút 160.000-170.000 nhân lực chuyên ngành công nghệ phần mềm, tức khoảng 06% tổng nhu cầu nhân lực toàn thành phố.

image001

image003

image005

 

Tại Hội thảo Tuyển sinh do trường ĐH Văn Lang tổ chức ngày 25/8/2012, Ông Trần Anh Tuấn nhấn mạnh: 18 ngành đào tạo bậc đại học của trường ĐH Văn Lang đều nằm trong danh sách 4 ngành cơ bản và 9 ngành dịch vụ mũi nhọn của thị trường lao động TP. HCM giai đoạn 2012 – 2015. Đặc biệt, trong tình hình nguồn nhân lực công nghệ phần mềm yếu về chuyên môn, kỹ năng và ngoại ngữ thì ngành kỹ thuật phần mềm đào tạo theo chương trình ĐH Carnegie Mellon (Mỹ) – với chất lượng tương đương chương trình tiên tiến – của ĐH Văn Lang là một giải pháp đúng đắn. Chương trình đào tạo này tránh tình trạng “Hôm nay đứng lại người ta đã bước qua” đối với đặc trưng của các ngành công nghệ (ảnh: ông Trần Anh Tuấn – áo xanh, ảnh phải – trao đổi với quý phụ huynh và thí sinh về nhu cầu nhân lực ngành Kỹ thuật Phần mềm trong các năm tới tại Hội thảo Tuyển sinh, 25/8/2012, Văn Lang).

Năm 2012, trường ĐH Văn Lang xét tuyển ngành Công nghệ Thông tin – Kỹ thuật Phần mềm đối với thí sinh có điểm thi đại học năm 2012 khối A, A1 và D1 đạt từ điểm sàn trở lên.

Thực tế nhiều trường đại học có khoa CNTT và hàng trăm trường cao đẳng có đào tạo ngành CNTT. Tuy nhiên chỉ khoảng 15% số lượng sinh viên ra trường đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp. Hơn 80% lập trình viên phải đào tạo lại, cá biệt có những doanh nghiệp phải mất tới 2 năm để đào tạo lại.

Theo ý kiến cũa nhiều danh nghiệp chuyên ngành CNTT: “Khoảng cách giữa đào tạo tại các trường ĐH, CĐ kề cả trường trung cấp với thực tế nhu cầu sử dụng nhân lực ngành CNTT tại doanh nghiệp là quá xa. Đa số sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa giỏi kiến thức, kỹ năng và ngoại ngữ”. Theo đánh giá của các nhà tuyển dụng, nguồn nhân lực cho ngành Công nghiệp phần mềm hiện nay còn rất thiếu kinh nghiệm và yếu về kiến thức chuyên môn, đặc biệt là đối với các sinh viên mới tốt nghiệp.

Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT Việt Nam đến năm 2015; và định hướng đến năm 2020 Việt Nam là nước mạnh về CNTT với 1 triệu nhân lực trong lĩnh vực CNTT, tổng số kinh phí cho dự án khoảng 900 tỉ đồng. Đây sẽ thực sự là một cú hích cho thị trường nhân lực CNTT nói chung và nhân lực phần mềm nói riêng trong những năm tới.

Với mục tiêu đến năm 2015, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu phần mềm thứ 3 thế giới chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc, nhà nước đã đưa ra rất nhiều các chính sách khuyến khích hỗ trợ nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành CNTT.

Chương trình đào tạo Cử nhân Công nghệ Thông tin – Công nghệ Phần mềm do Carnegie Mellon University – trường ĐH xếp hạng số 1 của Mỹ trong lĩnh vực Khoa học máy tính, triển khai tại trường ĐH Văn Lang, đã đào tạo xong khoá 1, 40 Cử nhân vừa tốt nghiệp tháng 7/2012.

Sau hơn một tháng từ ngày tốt nghiệp, kết quả khảo sát việc làm cho thấy: 30/40 người đã có việc làm, 3 người có kế hoạch chuyển công việc; 3 người chưa có dự định tìm việc; 4người đã có lịch phỏng vấn việc làm trong thời gian tới. Mức lương khởi điểm của họ: từ 3 đến 7 triệu/tháng.

image007

Có thể nhận thấy thị trường nhân lực và đầu ra của ngành CÔng nghệ Thông tin – Công nghệ Phần mềm có chiều hướng phát triển mạnh về số lượng, chất lượng và yêu cầu chuyên nghiệp hơn trong nhiều năm tới. Vấn đề cần quan tâm là phải có những giải pháp thu hút người học, nâng cao chất lượng đào tạo ngành CNTT để sinh viên tốt nghiệp giỏi kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, ngoại ngữ; có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Trần Anh Tuấn,Phó giám đốc thường trực
Trung tâm Dự báo nhu cầu nhận lực và Thông tin thi trường lao độngTP.HCM
www.dubaonhanluchcmc.gov.vn

 

Tin tức mới nhất

Ngành Y Khoa

Mã ngành: 7720101 Thời gian đào tạo: 6 năm Văn bằng: Bác sĩ Y khoa Tổ hợp môn: A00: Toán – Lý...

Từ ngày 08 -12/10/2022, tân sinh viên Khóa 28 đăng ký xét Học bổng tuyển sinh

Ngày 08/10, Trường Đại học Văn Lang thông báo bắt đầu nhận hồ sơ xét Học bổng tuyển sinh...

Cầu thủ trẻ CLB Bóng đá Phố Hiến nhập học Trường Đại học Văn Lang

Chiều ngày 29/09/2022, 05 cầu thủ trẻ đến từ CLB Bóng đá Phố Hiến, hiện đang tham dự đội...

Cơ hội trải nghiệm học tập tại Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ) cho sinh viên Văn Lang

Dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Văn Lang và Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ)...

Bài viết liên quan