Vai trò của giáo dục với tình trạng nghiện internet và game online trong giới trẻ

Vai trò của giáo dục

với tình trạng nghiện internet và game online trong giới trẻ 

(TT. Thông tin – Văn Lang, ngày 26/8/2016) – Sáng 20/8/2016, khoa Quan hệ Công chúng & Truyền thông, Trường ĐH Văn Lang đã tổ chức tọa đàm “Nhận biết và biện pháp can thiệp trong nghiện internet và game online của học sinh”, tại phòng 203A, Trụ sở 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q. 1, Tp. Hồ Chí Minh.

Tham dự tọa đàm, có các giảng viên khoa Quan hệ Công chúng & Truyền thông, khoa Thương mại; các bạn học sinh và phụ huynh Trường THPT Lương Thế Vinh. PGS.TS.BS. Nguyễn Văn Thọ – Nguyên Giám đốc Bệnh viện tâm thần Trung ương II – là diễn giả của buổi tọa đàm. 

vaitro image001 1

 

vaitro image001 2

 

vaitro image001 3

 

Sự tham gia và đóng góp ý kiến  của các bạn học sinh trường THPT Lương Thế Vinh làm tăng ý nghĩa thực tiễn của buổi tọa đàm. Khánh Loan (ảnh phải): “Con mong sẽ có thêm những buổi tọa đàm tại trường của con để nhiều bạn được biết về tác hại của internet và gmae online, để chúng con có thể tự điều chỉnh thói quen sử dụng internet của mình.”

 

vaitro image001 4  

 Từ giải trí đến “nghiện” internet và game online

PGS. TS. BS. Nguyễn Văn Thọ mở đầu phần trình bày bằng câu nói cách đây 6 thập kỉ của Albert Einstein: ”Tôi sợ cái ngày công nghệ lấn át sự giao tiếp giữa con người với con người, thế giới lúc đó sẽ toàn những kẻ đần độn”. Giữa thế kỷ 20, khi internet và game online chưa bùng nổ như hiện nay, nhà bác học người Đức đã có một tiên đoán thần kỳ, nhưng cũng đầy hoang mang về nguy cơ mà công nghệ mang lại. 

Giờ đây, hình ảnh được A.Einstein phác thảo đã trở thành hiện thực: mọi người cắm cúi vào smartphone ở những nơi công cộng và kể cả ở không gian riêng tư thay vì giao tiếp với người khác và chăm sóc bản thân; tình trạng nghiện internet, nghiện game online trở nên phổ biến, nhất là trong giới trẻ, bên cạnh những chương trình trị liệu tâm lý thông thường, đã có những liệu trình “cai nghiện” internet và game online; người trẻ phạm tội do bị ảnh hưởng tâm lý từ các ứng dụng số gia tăng… Hiện tượng thời sự nhất hiện nay là trò chơi Pokemon Go: mọi người phát cuồng lùng bắt pokemon, gây tai nạn, tạo điều kiện cướp giật, thay đổi dữ liệu bản đồ…

Internet và game online vốn được thiết kế với mục đích tốt đẹp, nhưng nhiều người dùng có tần suất sử dụng quá độ, gây “nghiện”. Khi đó, thay vì dùng internet và game online như một công cụ giải trí, học tập, làm việc thì con người phụ thuộc và bị điều khiển. Có thể chia tình trạng tâm lý này thành các nhóm: 

 vaitro image001 1 Nghiện internet và các ứng dụng giải trí tương tác: chat, hẹn hò trực tuyến.
  vaitro image001 1Nghiện game online.
  vaitro image001 1Nghiện các ứng dụng/ văn hóa phẩm đồi trụy, phạm pháp.

Trải nghiệm của người nghiện không có điểm dừng, có thể tiến triển đến những hình thức tiêu cực, nhưng họ lại có xu hướng giấu diếm hành vi truy cập internet/ game online của mình. Vậy những dấu hiệu nào giúp chúng ta nhận ra một người đang “nghiện” internet hoặc/ và game online?

Dựa trên nghiên cứu của Kimberly S.Young, những dấu hiệu được liệt kê gồm: mất kiểm soát về thời gian, thường xuyên không hoàn thành công việc, tự biệt lập với gia đình và bạn bè, đôi khi có mặc cảm tội lỗi nhưng lại thấy vui thích khi bị cuốn hút vào việc dùng internet, truy cập mạng trên 5 tiếng/ ngày mà không dùng cho công việc và học tập, hạn chế các hoạt động cá nhân khác để truy cập internet, bực dọc khi bị rớt mạng, mong chờ lần truy cập tiếp theo,…   

vaitro image001 2

 

  Những biện pháp can thiệp, phòng tránh nghiện internet và game online

Giới trẻ là đối tượng dễ bị cuốn hút vào sản phẩm game hơn người ở bất kỳ độ tuổi nào khác, do đặc trưng về tâm – sinh lý. Trong cuộc sống hiện đại, giới trẻ thiếu hoạt động ngoại khóa, dễ bị căng thẳng do bị gò ép quá mức vào hoạt động học tập, vì vậy những sản phẩm dùng internet làm môi trường lưu hành trở nên có sức hút đặc biệt, vì độ phủ sóng cao, dễ dàng sử dụng và có thể ẩn danh tính, lưu trữ được nhật ký hoạt động mà không bị phụ thuộc nhiều vào không gian hay thời gian.

Đứng trước thực trạng đó, gia đình và Nhà trường cần can thiệp đúng lúc, tế nhị, nhằm giúp đỡ các em. PGS.TS.BS. Nguyễn Văn Thọ đã nêu một số biện pháp khả dụng: cha mẹ kiểm soát hợp lý hoạt động sử dụng internet với nguyên tắc không làm tổn thương con; sử dụng tình yêu thương của gia đình, tìm đến bác sĩ tâm lí nếu thấy con có dấu hiệu nghiện…

Sự kết nối giữa gia đình và Nhà trường có ý nghĩa quan trọng, thể hiện vai trò và trách nhiệm của những cộng đồng xã hội đặc thù thường xuyên tương tác với giới trẻ. Những phương thức có thể tiến hành đồng thời giữa gia đình và Nhà trường có thể kể đến: giáo dục ý thức thanh thiếu niên, thường xuyên sử dụng các bộ câu hỏi trắc nghiệm tâm lý để sớm phát hiện các trường hợp nghiện internet trong trường học; tạo ra môi trường và khuyến khích giới trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động trường lớp, thay thế game online bằng các game giáo dục.

Ở những giai đoạn chuyển tiếp, chưa có được sự cân bằng tâm lý nhất định, như tuổi dậy thì, các năm học đầu cấp…, người trẻ cần sự quan tâm của gia đình và Nhà trường ở mức độ thường xuyên, sâu sắc hơn. Môi trường đại học mở ra trước các bạn trẻ một quãng đời mới, với nếp sinh hoạt, học tập có rất nhiều thay đổi so với thời phổ thông. Đây cũng chính là nơi có nhiều điều kiện để tác động vào tính cách sinh viên, thông qua các hoạt động phong trào, các sinh hoạt định hướng tâm lý, nghề nghiệp. Ở Văn Lang, các câu lạc bộ – Đội – Nhóm, các sự kiện của Đoàn – Hội khoa, Trường tổ chức trong suốt năm học sẽ là dịp để sinh viên giải trí, học tập lành mạnh. Trong Tuần Sinh hoạt công dân năm học 2016 – 2017 sắp tới, chuyên đề “Những tác động của mạng xã hội và các trò chơi trực tuyến” được đưa vào chương trình dành cho sinh viên các năm 2, 3, 4, 5 (khóa 21, 20, 19, 18).

  

TRẮC NGHIỆM KHẢO SÁT

TÌNH TRẠNG NGHIỆN INTERNET

VÀ GAME ONLINE

Dựa trên mô hình “cờ bạc bệnh lý” được Hiệp hội Tâm thần Mỹ định nghĩa, nhà nghiên cứu Kimberly S.Young đưa ra Bộ câu hỏi trắc nghiệm chẩn đoán tình trạng nghiện internet hoặc game online, gồm 8 câu hỏi.

Các bạn học sinh, sinh viên có thể tự kiểm tra sức khỏe tâm lý của mình trong việc sử dụng internet qua bộ câu hỏi này. Nếu trả lời “Có” cho từ 5 câu hỏi trở lên, bạn bị xem là đã “nghiện” internet và các ứng dụng trên internet, trong đó có game online.

 

vaitro image001 3

 

1. Bạn có quan tâm đến những dịch vụ trên internet không?


2. Bạn có nhu cầu tăng thời gian sử dụng internet để đạt được sự thỏa mãn không?


3.  Bạn có phải nỗ lực kiểm soát thời gian sử dụng internet không?


4. Bạn có bồn chồn, ủ rũ, trầm cảm hoặc dễ cáu kỉnh khi cố gắng giảm hoặc ngừng sử dụng internet không?


5. Bạn có lên mạng với thời gian nhiều hơn dự định ban đầu không?


6. Bạn có đã hoặc đang đối mặt với nguy cơ mất mối quan hệ, mất việc làm, mất cơ hội học tập,… vì sử dụng internet quá nhiều không?


7. Bạn có nói dối gia đình hoặc người quen để che giấu mức độ bị cuốn hút vào internet không?


8. Bạn có sử dụng internet để thoát khỏi những vấn đề bức xúc hoặc giải tỏa cảm xúc của bản thân không?

“NGHIỆN” GAME

Có hay  Không?

Buổi tọa đàm đã đạt được thành công nhất định, là khởi đầu thuận lợi để khoa Quan hệ Công chúng & Truyền thông, Trường ĐH Văn Lang tổ chức thêm những buổi tọa đàm với nội dung phong phú, tập trung vào những vấn đề liên quan đến giáo dục đại học trong thời gian tới.
 

Gia Hân

Tin tức mới nhất

Ngành Y Khoa

Mã ngành: 7720101 Thời gian đào tạo: 6 năm Văn bằng: Bác sĩ Y khoa Tổ hợp môn: A00: Toán – Lý...

Từ ngày 08 -12/10/2022, tân sinh viên Khóa 28 đăng ký xét Học bổng tuyển sinh

Ngày 08/10, Trường Đại học Văn Lang thông báo bắt đầu nhận hồ sơ xét Học bổng tuyển sinh...

Cầu thủ trẻ CLB Bóng đá Phố Hiến nhập học Trường Đại học Văn Lang

Chiều ngày 29/09/2022, 05 cầu thủ trẻ đến từ CLB Bóng đá Phố Hiến, hiện đang tham dự đội...

Cơ hội trải nghiệm học tập tại Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ) cho sinh viên Văn Lang

Dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Văn Lang và Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ)...

Bài viết liên quan