(TT. Thông tin – Văn Lang, 28/5/2012) – Ngày 25/5/2012, trường Đại học Văn Lang tổ chức Ngày Capstone Project Workshop cho các sinh viên năm tư, ngành Kỹ thuật phần mềm theo chương trình Carnegie Mellon University (CMU, Hoa Kỳ).
Ngành Kỹ thuật phần mềm đào tạo theo chương trình CMU chú trọng vào tính thực hành và đáp ứng thực tiễn. Chính vì vậy, Capstone Project – dự án tốt nghiệp của sinh viên – có một ý nghĩa quan trọng. Nó nối liền việc đào tạo về kỹ thuật phần mềm với nền công nghiệp phần mềm. Trong đợt 1, 40 sinh viên ngành Kỹ thuật Phần mềm theo chương trình CMU tại Văn Lang được chia thành 5 nhóm, thực hiện các dự án do doanh nghiệp phần mềm và trường đặt hàng: Eco System Project là đơn hàng của Trung tâm Đào tạo Đồ họa cấp cao Red Sun; khách hàng của E- Health Project và Online Store Project là Công ty Anh Quân; Accounting System Project và Human Resource Management Project là hai sản phẩm thực hiện theo nhu cầu của trường Đại học Văn Lang. Ngày Capstone Project Workshop là cầu nối giữa đơn vị đào tạo và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tham gia đánh giá, nhận xét về dự án của sinh viên cũng gián tiếp góp ý cho trường để xây dựng chương trình đào tạo sát với thực tế nghề nghiệp. Đồng thời, sinh viên có thể nhận thức sâu sắc về yêu cầu nhân sự của doanh nghiệp và giới thiệu mình với doanh nghiệp, tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp cho mình.
Hãy tạo ra cuộc đời cho Capstone Project
Kỹ nghệ phần mềm yêu cầu kỹ sư phần mềm không chỉ là người lập trình, mà cần biết tạo ra quy trình phần mềm – đó là điều sinh viên nhận thức được qua 3 năm học chuyên ngành. Capstone Project là quy trình phần mềm đầu tiên sinh viên thực hiện.
1. Sinh viên chọn đề tài yêu thích trong số đơn đặt hàng của doanh nghiệp; lập nhóm. Sau đó, xây dựng quy trình phát triển phần mềm phù hợp; áp dụng và tìm hiểu nghiệp vụ liên quan.
2. Lên kế hoạch xây dựng phần mềm theo quy trình đã chọn dựa trên sự cân nhắc điều kiện nhân lực, tài chính, thời gian, giải pháp kỹ thuật và yêu cầu khách hàng.
3. Thực hiện dự án. Phương thức làm việc: Sinh viên làm việc nhóm tại trường, khoảng hơn 30 giờ/tuần và xây dựng môi trường làm việc cộng tác trên Internet; Sinh viên gặp mentor 1 lần/tuần; Sinh viên có thể yêu cầu khoa tổ chức training nếu trong quá trình thực hiện gặp khó khăn về mặt kỹ thuật; Sinh viên có thể yêu cầu báo cáo trước khoa về tiến độ thực hiện bất kỳ thời điểm nào trong quá trình làm việc.
4. Đóng gói sản phẩm; báo cáo trước hội đồng và trình bày với khách hàng. Sản phẩm cuối cùng không chỉ là chương trình phần mềm mà còn bao gồm tất cả các tài liệu liên quan: Tài liệu mô tả yêu cầu, Tài liệu thiết kế phần mềm, Tài liệu quá trình triển khai, Tài liệu kiểm thử phần mềm, Tài liệu hướng dẫn sử dụng…
Cả 5 nhóm SV trình bày Capstone Project ngày 25/5/2012 đều xây dựng quy trình phần mềm khi tiếp nhận dự án. Hầu hết các dự án đều có 4 pha cơ bản: Requirement (Lấy yêu cầu khách hàng), Design (Thiết kế cấu trúc), Code (Viết mã) và Test (Kiểm thử).
Bên cạnh quá trình thực hiện thì tiến trình dự án cũng được các bạn chú trọng trình bày. Làm việc có kế hoạch, phân chia công việc rõ ràng cho từng thành viên, tính toán thời gian đến từng giờ làm việc… nhưng hầu như nhóm nào cũng bị “vỡ kế hoạch”. Đó là bài học quan trọng mà chương trình muốn các bạn rút ra được khi thực hiện dự án thực tế; bởi quá trình làm việc thực luôn nảy sinh những tình huống, những rủi ro mà không một cuốn sách nào hướng dẫn cả: Khách hàng luôn bổ sung yêu cầu khiến các bạn không sao hoàn thành được khâu lấy yêu cầu và cứ phải liên tục thay đổi thiết kế. Bạn làm thế nào để thuyết phục, thương lượng với khách hàng và lấy đầy đủ yêu cầu? Nhóm bạn gồm những thành viên cá tính và khác biệt, trưởng nhóm cần thể hiện vai trò như thế nào và lựa chọn phương thức làm việc ra sao để nhóm hoạt động hiệu quả? Một dự án đòi hỏi thời gian tìm hiểu nghiệp vụ chuyên môn đến 6 tháng trong khi 6 tháng là toàn bộ thời gian bạn có để hoàn thành dự án, bạn sẽ “giới hạn” dự án tới đâu để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng? Chọn phương án kỹ thuật nào để sản phẩm có thể hoạt động trôi chảy ngay cả khi lượt người dùng ở m “khủng”? Phát triển sản phẩm chỉ dựa trên yêu cầu của khách hàng hay có sự tìm hiểu, tư vấn sáng tạo về hướng phát triển sản phẩm cho khách hàng từ phía nhóm thực hiện?… Khi chính bạn trải nghiệm, chính bạn rút kinh nghiệm, những bài học kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc thực tế sẽ được nhận thức và ghi nhớ sâu sắc hơn.


Tính năng cơ bản gồm:
– Energy performance analysis
– Thermal equipment design
– Technical document for Eco

– E-Diagnosis & treatment support: chẩn đoán, phân loại, chỉ định điều trị dựa trên triệu chứng và thông tin của bệnh nhân.
– Electronic health records (EHR): lưu trữ hồ sơ sức khỏe điện tử.
– E-Medicine & Prescription: thông tin đơn thuốc và nhận đơn hàng.
– E-Billing: thanh toán, giao dịch dưới phương thức tự động và điện tử.
– Administration panel: quản lý tiện ích về cấu hình, người dùng, quyền lưu trữ, quyền khôi phục, thư mục thông tin…

Hệ thống bằng tiếng Việt, dễ sử dụng; thời gian phản hồi để cung cấp báo cáo định kỳ nhanh; tính tiện ích cao, gián đoạn nhỏ. Hệ thống có thể chống lại tấn công từ bên ngoài; có khả năng thích ứng, đa dạng hình thức phiếu, chứng từ, báo cáo đảm bảo phục vụ yêu cầu khi quy định của Chính phủ thay đổi.

– Personal information management: Quản lý thông tin cá nhân.
– Employee labor contract management: Quản lý hợp đồng lao động.
– Recruitment & training processing: Quản lý quá trình tuyển dụng và đào tạo.
– Payroll: Quản lý bảng lương.
– Administration panel – Utilities
Kết quả không chỉ ở sản phẩm phần mềm
Từ trước đến nay, chúng ta thường đánh giá một dự án phần mềm ở sản phẩm phần mềm cuối cùng. Điều này vô tình khiến những người theo học phần mềm “bỏ rơi” nhiều yếu tố quan trọng không thuộc về kỹ thuật mà thuộc về chính phẩm chất của người kỹ sư phần mềm. Các doanh nghiệp tham gia Ngày Capstone Project Workshop 2012 đã cho chúng ta biết điều đó.

Ông Võ Tấn Quân, Giám đốc Công ty Phần mềm Anh Quân

Ông Ngô Văn Toàn, Phó Chủ tịch, Phụ trách Đào tạo, Công ty Cybersoft
Doanh nghiệp dành sự quan tâm đặc biệt đối với tài liệu dự án tại bàn triển lãm của các nhóm thực hiện. Mỗi dự án đều có các tài liệu tương ứng với từng pha trong quy trình phần mềm. Ngoài ra, các nhóm còn có báo cáo tiến độ thực hiện, thể hiện được cách thức làm việc nhóm của mình. Tất cả các tài liệu đều được viết bằng Tiếng Anh, độ dài tổng thể khoảng 1.000 trang/dự án (tham khảo tài liệu dự án Online Store tại http://osp.codedao.info).

Về cơ bản, các doanh nghiệp đánh giá khá tốt đối với các sản phẩm phần mềm dù các nhóm chưa thể hội tụ đầy đủ những giải pháp kinh doanh, kỹ thuật; thoả mãn hoàn toàn yêu cầu thực tế. Vì với hoạt động thực tế của mình, doanh nghiệp hiểu được mức độ phức tạp của các dự án, hài lòng với chất lượng sản phẩm sau 6 tháng làm việc đầu tiên; và để hoàn thiện sản phẩm, doanh nghiệp khuyến khích các bạn nên đầu tư thời gian tiếp tục phát triển. Kỹ nghệ phần mềm không đứng yên, sản phẩm phần mềm luôn cần được nâng cấp và cải tiến. Do đó, có phương pháp đúng để học tập, trao đổi và áp dụng kỹ thuật mới vào công việc kỹ sư phần mềm là kết quả cao hơn mà chương trình hướng đến, bên cạnh chuẩn kiến thức chuyên ngành.
Đối với các doanh nghiệp, phương thức và kỹ năng làm việc là yếu tố rất quan trọng mà không phải sinh viên nào cũng được chuẩn bị tốt. Phần được đánh giá cao, gây bất ngờ nhiều cho các doanh nghiệp chính là phần trình bày về quản lý dự án và tiến trình thực hiện dự án của các nhóm. Bên cạnh đó, cách thức trình bày tài liệu, thuyết minh cho khách hàng về sản phẩm là một yêu cầu để thành công của người kỹ sư phần mềm. Những điều này không kỹ thuật nào thay thế được; và công nghệ phần mềm tích hợp cả kỹ thuật lẫn kinh doanh. Do đó, đầu tư phát triển năng lực, phẩm chất trên là cần thiết. Và chương trình đã làm hài lòng doanh nghiệp ở điều này.
Minh An