Mã ngành: 7340301

Thời gian đào tạo: 4 năm

Văn bằng: Cử nhân kinh tế ngành Kế toán

Tổ hợp môn xét tuyển: 

  • A00: Toán – Lý – Hóa
  • A01: Toán – Lý – Tiếng Anh
  • D01: Toán – Văn – Tiếng Anh
  • D10: Toán – Địa – Tiếng Anh

Khi nhắc đến kế toán chúng ta thường nghĩ ngay đến những con số khô khan, nhàm chán. Tuy nhiên, Kế toán là bộ phận không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, từ doanh nghiệp nhỏ đến doanh nghiệp lớn, hay các tập đoàn đa quốc gia. Nhân viên kế toán có thể làm việc ở tất cả các ngành nghề và tất cả loại hình kinh doanh, điều đó cho thấy cơ hội việc làm của Kế toán là vô cùng rộng mở. Đây cũng là cơ hội để các bạn học hỏi nhiều ngành nghề khác nhau trong xã hội ngày càng đa dạng ngành nghề, khi mà Việt Nam đang đạt tốc độ tăng trưởng tốt và cơ hội nghề nghiệp hội nhập quốc tế cao hơn.

 

Kế toán là vị trị nhân sự cần thiết để quản lý và đảm bảo sự phát triển của một doanh nghiệp.

Học ngành Kế toán có gì thú vị?

Kế toán nói nôm na là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý, báo cáo các thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, công ty nhằm đưa ra những quyết định và đánh giá các hoạt động doanh nghiệp của ban lãnh đạo.

 

Kế toán là ngành nghề luôn luôn hiện hữu và cần thiết dù có xảy ra bất kỳ biến động nào trên thị trường. Mọi lĩnh vực kinh doanh luôn cần đến một kế toán, và những kế toán giỏi thì sẽ không bao giờ thiếu việc để làm.

Bạn cần tố chất nào để học ngành Kế toán?

  • Phân tích logic, tỉ mĩ và nhạy bén với con số.
  • Trung thực, cẩn thận và kiên nhẫn.
  • Kỹ năng trình bày, thương lượng và làm việc nhóm.

Học ngành Kế toán ở đâu?

Tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có khá nhiều trường đại học đào tạo ngành Kế toán uy tín:Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM, Trường Đại học Ngân hàng, Trường Đại học Tài chính Marketing, Trường Đại học Công Nghiệp,…

 

Các bạn cần tìm hiểu đề án tuyển sinh của mỗi trường, phương thức xét tuyển và tham khảo điểm trúng tuyến các năm gần đây để xét tuyển vào trường đại học phù hợp nhất với kết quả học tập và thi THPT.

KHI BẠN LÀ SINH VIÊN KẾ TOÁN TRƯỜNG VĂN LANG

Ngành Kế toán của Trường Đại học Văn Lang đào tạo trong 4 năm, bao gồm những lĩnh vực như: Kế toán tài chính; Kế toán quản trị; Kiểm toán; Kế toán thuế.

 

Sinh viên có cơ hội thi và nhận bằng/chứng chỉ kế toán ACCA và LCCI. Đây đều là những bằng cấp/chứng chỉ có giá trị toàn cầu, tạo ưu thế cho sinh viên khi tìm kiếm việc làm.


Có bao nhiêu lựa chọn khi học ngành Kế toán tại Trường Đại học Văn Lang?

Ngành Kế toán Trường Đại học Văn Lang có 2 chương trình đào tạo gồm:

  • Chương trình chuẩn.
  • Chương trình Đào tạo Đặc biệt.

1. CHƯƠNG TRÌNH TIÊU CHUẨN (uy tín trong 25 năm qua)

Phần lớn các doanh nghiệp chia sẻ về hiện trạng sinh viên Kế toán ra trường thất nghiệp là do: thiếu kỹ năng thực hành nghiệp vụ kế toán và nguyên tắc hạch toán nhưng lại thiếu thực hành nên kỹ năng làm việc không đạt yêu cầu.

 

Nắm bắt được hiện trạng và nhu cầu xã hội cần những người lao động có kỹ năng thực tế, chương trình đặc biệt của Khoa Kế toán Kểm toán là “Mô phỏng hoạt động kế toán doanh nghiệp” đã được nghiên cứu và áp dụng từ năm 2004 đến nay. Tham gia chương trình này, sinh viên được các kế toán trưởng hướng dẫn làm việc với hồ sơ, chứng từ thực tế của doanh nghiệp, giúp các bạn tích lũy kinh nghiệm tương đương 6 tháng làm việc thực tế.

 

Ngoài ra, Trường Đại học Văn Lang đưa các môn học của ACCA (Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc) vào chương trình đào tạo chính khóa. Sinh viên được học miễn phí chương trình kế toán quốc tế bằng tiếng Anh và có cơ hội nhận Diploma (chứng chỉ) kế toán quốc tế có giá trị toàn cầu (ACCA có mặt trên 181 quốc gia).

Tham khảo Chương trình Đào tạo K24, K25

 

Sinh viên ngành Kế toán và Tài chính Ngân hàng tại Chương trình học bổng “Ươm mầm tài năng sinh viên Đại học Văn Lang 2019”. Sinh viên có cơ hội chia các vấn đề về ngành học với các diễn giả là các chuyên gia trong lĩnh vực Kế toán – Tài chính đến từ Tổ chức Đào tạo Smart Train, Công ty I-Glocal, Tổ chức ACCI Việt Nam.

Ngành Kế toán đào tạo trong 4 năm (8 học kỳ chính và 3 học kỳ hè). Chương trình đào tạo bao gồm:

 

  • Trong khoảng 2 năm đầu, sinh viên được học những lý thuyết, nguyên lý và kỹ thuật cơ bản nhất của ngành Kế toán để hiểu vì sao Kế toán có thể đáp ứng được những nhu cầu về thông tin tài chính của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch, dự phòng rủi ro, cũng như cách soạn thảo các báo cáo tài chính.
  • Từ năm 3, sinh viên bước vào giai đoạn học chuyên ngành Kế toán.
  • Năm cuối, sinh viên ngành Kế toán tại Văn Lang được tham gia chương trình mô phỏng. Trong đó, sinh viên sẽ hệ thống hoá toàn bộ kiến thức lý thuyết đã học và tích lũy các kỹ năng chuyên môn cần thiết để tự tin vào làm việc chính thức tại các doanh nghiệp sau khi ra trường. Chương trình này thay thế cho chương trình thực tập cuối khóa của sinh viên.

Nhà trường chú trọng rèn luyện các kỹ năng làm việc để thích nghi với nhu cầu nhân sự của xã hội như kỹ năng giao tiếp, phản biện, nghiên cứu và kỹ năng làm việc nhóm.

 

Để tra cứu về chương trình học tập, khối lượng kiến thức của khóa học mà bạn cần tích lũy và tra cứu các thông tin về học phần bạn có thể tham khảo tại đây.

 

2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT (tăng cường trải nghiệm, tiếp cận chuẩn công dân toàn cầu)

KHI BẠN LÀ SINH VIÊN CHUƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

 

Chương trình Đào tạo Đặc biệt được thiết kế dựa trên nền tảng Triết lý Giáo dục Khai phóng, cung cấp cho người học kỹ năng và tư duy khám phá, định vị bản thân, thích ứng với tiêu chuẩn mới của bối cảnh hội nhập toàn cầu.

 

  1. Trải nghiệm thực tế (Real World Experience)

Quy mô lớp học của Chương trình Đào tạo đặc biệt tối đa 40 sinh viên giúp sinh viên chủ động và phát huy tối đa năng lực học tập. Theo thiết kế hiện nay, khoảng 50% – 70% chương trình sẽ đào tạo bằng tiếng Anh và hơn 50% chương trình gắn liền với các hoạt động thực tiễn tại doanh nghiệp. Sinh viên cũng có thể khởi nghiệp từ chính giảng đường đại học với sự hỗ trợ của nhà trường, các đối tác và doanh nhân thành đạt.

Sinh viên năm cuối được trải nghiệm: Học kỳ doanh nghiệp, Dự án doanh nghiệp (Social Business Project, Startup Incubation Program), Chương trình trao đổi sinh viên quốc tế,…

 

  1. Công dân toàn cầu (Global Citizen)

Vào năm nhất, sinh viên được đầu tư đổ nền tiếng Anh tương ứng với trình độ IELTS 5.5, đảm bảo cho việc học tập chuyên ngành từ 50-70% tiếng Anh. Trình độ Anh văn đạt chuẩn IELTS 6.0, giúp sinh viên giao tiếp và làm việc bằng tiếng Anh thành thạo.

Cá nhân hóa và tối ưu hóa chương trình đào tạo: Sinh viên có thể chọn học (không bắt buộc) một combo môn học của ngành phụ (khối lượng học thêm tương đương 15 tín chỉ) để bổ trợ cho ngành học của mình, sau khi hoàn thảnh combo ngành phụ sinh viên sẽ được cấp chứng nhận điểm của Trường Đại học Văn Lang. Sinh viên có thể chọn combo môn học thuộc 01 trong 08 ngành phụ: Quan hệ Công chúng, Marketing, Kế toán, Tâm lý học, Thương mại Quốc tế, Ngôn ngữ Anh, Quản trị Khách sạn – Du lịch.

 

  1. Ứng dụng Công nghệ (Smart University)
  • Được tiên phong áp dụng công nghệ trong giảng dạy: thực tế ảo, Trí tuệ nhân tạo, 3D,..
  • Hệ thống học trực tuyến, thư viện trực tuyến
  • App ID, dịch vụ sinh viên được số hóa (sẽ phát triển đồng bộ cùng quá trình Đại học Văn Lang chuyển đổi số).

Chương trình Đào tạo Đặc biệt ngành Kế toán được phát triển từ Chương trình Tiêu chuẩn với chất lượng đào tạo đã được khẳng định trong 25 năm qua, và kết hợp với các điểm đặc trưng như:

 

Chương trình đào tạo với nhiều môn học của ACCA

Sinh viên chương trình Đào tạo đặc biệt ngành Kế toán được học các môn học của ACCA (Hiệp hội Kế toán Công chứng chỉ Anh quốc) tương đương với cấp bậc F5 vào chương trình đào tạo chính khóa. Sinh viên được học miễn phí chương trình kế toán quốc tế bằng tiếng Anh và có nhiều cơ hội thi lấy Diploma (chứng chỉ) kế toán quốc tế có giá trị toàn cầu (ACCA có mặt trên 181 quốc gia).

 

Học phần mô phỏng

Sinh viên chương trình Đào tạo đặc biệt ngành Kế toán được tăng cường học phần “Mô phỏng hoạt động kế toán doanh nghiệp” tại phòng thực hành mô phỏng riêng biệt. Được hướng dẫn làm việc với hồ sơ, chứng từ thực tế của doanh nghiệp bởi các chuyên gia/ kế toán trưởng, giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm tương đương 6 tháng làm việc thực tế.

 

Tăng cường kiến tập và thực tập doanh nghiệp

Từ năm nhất, Sinh viên chương trình Đào tạo đặc biệt ngành Kế toán được kiến tập tại các công ty/ doanh nghiệp lớn để tìm hiểu về cách vận hành và cơ cấu tổ chức doanh nghiệp nhằm định hình các vị trí việc làm cho bản thân. Chương trình đào tạo chú trọng thực hành, giúp sinh viên thành thạo các phần mềm quan trọng trong nghiệp vụ kế toán như: MISA, EXCEL…

Đến năm 3, Sinh viên CTĐTĐB ngành Kế toán có học kỳ doanh nghiệp và cơ hội thực tập tại các các công ty nước ngoài để chuẩn bị báo cáo tốt nghiệp từ thực tế doanh nghiệp do doanh nghiệp hướng dẫn.

 

Khoa Kế toán – Kiểm toán và khoa Tài chính Ngân hàng và khoa luôn chú trọng ký kết hợp tác doanh nghiệp để mở ra các cơ hội cho sinh viên.

Hoạt động của Sinh viên ngành Kế toán tại Văn Lang?

Tại Văn Lang, mùa lễ hội được diễn ra hàng năm vào tháng 11 là mùa để sinh viên được vui chơi và sáng tạo hết mình. Chương trình đặc trưng năm 2019 của Khoa Kế toán Kiểm toán mang tên Padora Box, đây vừa là sân chơi, vừa là dịp để tri ân các Thầy/ Cô nhân ngày 20/11.

Pandora Box vừa là sân chơi vừa là cơ hội để các bạn phát huy tài năng, giao lưu học hỏi các kỹ năng, kinh nghiệm và hơn thế nữa tạo nên một dấu ấn riêng cho ngành Kế toán.

Tọa đàm ACCA là chương trình do Khoa Kế toán – Kiểm toán và Khoa Tài chính Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức hàng năm. Đây  là cơ hội quý báu để các bạn sinh viên Văn Lang gặp gỡ các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự Tài chính – Kế toán. Đặc biệt khi tham gia chương trình này, các bạn được thực hành buổi phỏng vấn thực tế, giúp các bạn được trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm tham gia phỏng vấn cho bản thân, tự tin hơn trong hành trình tìm việc sắp tới.

Cơ hội việc làm với sinh viên học ngành Kế toán?

Cử nhân ngành Kế toán có thể làm việc ở nhiều vị trí Kế toán khác nhau trong doanh nghiệp như: kế toán kho, kế toán ngân hàng, kế toán thuế, kế toán nội bộ, kế toán công nợ, kế toán bán hàng và kế toán trưởng.

 

Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp ngành Kế toán, sinh viên có thể trở thành chuyên viên tài chính, chuyên viên nghiệp vụ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính.

Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm với Cử nhân Kế toán?

Đã có nhiều quan ngại về tác động do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế 4.0 đến ngành Kế toán, khi mà họ phải đối mặt với nhiều phần mềm mới, và chúng dần thay thế nhân viên kế toán thực hiện các thao tác nghiệp vụ.

 

Tuy nhiên, theo khảo sát từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động trong 6 tháng đầu năm 2019, nhu cầu tuyển dụng nhóm ngành Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng – Kế toán – Kiểm toán chiếm tỷ lệ 8,17%, đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.

 

Điều này cho thấy, dù công nghệ 4.0 có phát triển mạnh mẽ thì nhân tố con người vẫn đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định đến hiệu quả công việc. Vị trí kế toán là vị trí không thể thay thế trong cơ cấu nhân sự của một doanh nghiệp.

Theo khảo sát việc làm của sinh viên sau 1 năm tốt nghiệp thực hiện vào tháng 08/2019 của trường Đại học Văn Lang:

 

  • 99.19% sinh viên ra trường có việc 1 năm sau tốt nghiệp.
  • 85% có mức thu nhập bình quân trên 6 triệu đồng/tháng.

Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Kế toán tại Văn Lang?

Bạn có thể tham khảo điểm mức điểm trúng tuyển ngành Kế toán các năm dưới đây:

  • Điểm trúng tuyển theo phương thức xét điểm thi THPT quốc gia: 15.00 điểm (2019), 17.00 điểm (2020).
  • Điểm trúng tuyển theo phương thức xét kết quả học tập THPT (học bạ):
    – Năm 2019: 18.00 điểm
    – Năm 2020: 19.05 điểm
    – Năm 2021: 18.00 điểm (đợt 2)

 

KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

 

Chuyên ngành đào tạo