Người làm nghề PR cần gì?

(TT. Thông tin – Văn Lang, 25/10/2010) – Sáng ngày 20/10/2010, sinh viên năm tư ngành Quan hệ công chúng & Truyền thông (QHCC & TT) của trường đã được nghe chia sẻ về những kỹ năng mềm cần thiết để phát triển nghề PR từ anh Nguyễn Hữu Trí – giảng viên Khóa huấn luyện Thói quen hiệu quả AYP.

Đây là những sinh viên khóa đầu tiên của ngành QHCC & TT, sẽ tốt nghiệp ra trường vào năm 2011. Xuất phát từ yêu cầu đối với nguồn nhân lực PR, Nhà trường mong muốn giới thiệu đến các bạn khóa học kỹ năng hiệu quả, đặt nền tảng cho những thành công trong công việc và giá trị hạnh phúc trong cuộc sống sau này của các bạn.


Sự thật về nghề PR

Đa số chúng ta khi nhắc đến PR thì nghĩ ngay đến nghề “nói” cho công chúng “nghe”. Mặt nổi là vậy, nhưng cốt lõi bên trong lại sâu sắc hơn nhiều.

DH van lang nguoi lam nghe pr can gi 01

“Hôm nay anh đến đây để trò chuyện cùng các bạn về nghề PR… với hy vọng sử sách của trường Văn Lang sẽ nhớ đến các bạn như những sinh viên khóa đầu tiên ngành PR của trường thành công” – anh Nguyễn Hữu Trí chia sẻ

 

 

Câu hỏi đặt ra cho các bạn sinh viên ngành PR là: Các bạn có thể bình đẳng về những mặt được thụ hưởng trong cuộc sống và giáo dục, tại sao có người thành công và có người thất bại? Câu trả lời không hẳn nằm trong hoàn cảnh, tình huống mà nó nằm trong chính bản thân các bạn.

Là một nhân viên PR, trước khi muốn người khác “nghe” mình, các bạn phải thuyết phục được bản thân tin tưởng vào “meaning” mà bạn mang đến cho mọi người. Và muốn trở thành “bậc thầy PR”, bạn phải trở thành “master of meaning” – tức mang đến cho người tiếp nhận thông tin sự tin tưởng tuyệt đối trong lĩnh vực mình hoạt động, đặc biệt trong những tình trạng khủng hoảng. Với những ví dụ về các bậc thầy PR ở Việt Nam, anh Nguyễn Hữu Trí đã mang đến cho các bạn không chỉ là những hình dung cụ thể về nghề nghiệp tương lai mà còn giúp các bạn xác định rõ ràng mục đích phấn đấu.

Sự thật về nghề PR chỉ nằm trong hai từ khóa cơ bản là “Meaning” và “Trust”. Và phần giới thiệu của anh Nguyễn Hữu Trí về khóa học AYP với các bạn trong buổi Hội thảo là một ví dụ sinh động về một hoạt động PR hiệu quả vì các bạn đã thực sự tin rằng: để thành công, ngoài kiến thức, chúng ta cần có những kỹ năng toàn diện.


Đi tìm những gì còn thiếu

DH van lang nguoi lam nghe pr can gi 02

 

 

 

Sinh viên PR đang nghe, và cảm thấy tin tưởng những gì mà anh Nguyễn Hữu Trí chia sẻ – những kỹ năng để làm việc hiệu quả – vì sự thành công của anh hôm nay. Và các bạn đều đặt cho mình một mục đích: trở thành một PR giỏi trong tương lai không xa.

 

 

 

Như anh Nguyễn Hữu Trí đã chia sẻ: Chúng ta thường nhìn vào những người xung quanh và nhận ra mình không có nhiều thứ mà người khác có, mình đứng ở vị trí này là vì vậy – Đó là cảm giác thiếu-thốn-tiêu-cực. Khi nhìn vào những gì chưa có, chúng ta cần biết được mình có những gì, cuộc sống đã cho mình những trải nghiệm gì. Nhìn những gì mình đã có để nhận ra giá trị của bản thân, tập hợp những trải nghiệm để khám phá ra mình có khả năng  đạt được hiệu quả cao hơn và có thể đạt thêm những gì từ “vốn lận lưng” đó.

Để giúp các bạn khám phá sức mạnh tiềm ẩn của bản thân, tăng thêm sự tự tin và có thêm kỹ năng hỗ trợ, anh Nguyễn Hữu Trí đã giới thiệu về Bảy thói quen hiệu quả và những kỹ năng học tập, làm việc, giao tiếp.

Con đường lập nghiệp đang mở ra trước mắt các bạn có cả cơ hội và thách thức. Các bạn thành công, đó không chỉ là niềm vui của các bạn mà còn là niềm tự hào của nhà trường, là sự bảo đảm về chất lượng sinh viên ngành PR mang thương hiệu Văn Lang để xã hội rộng cửa đón lớp sinh viên kế tiếp.

Tham gia buổi Hội thảo AYP trong lúc cuộc sống cá nhân đang có những khó khăn, tôi cảm thấy mình chưa khám phá hết bản thân mình. Cuộc sống của mình có thể thay đổi từ chính những điều mình tin, mình ước mơ và mình hành động. Sắp chính thức trở thành một người làm PR, tôi cảm thấy rất thú vị với những chia sẻ của anh Trí về bản chất của PR, về việc đặt cho mình mục tiêu và thực hiện ước mơ bằng những ví dụ về sự thành công của những con người hết sức gần gũi. Và tôi cũng nhận thức rõ ràng rằng: mình chỉ thực sự tự tin khi mình biết mình có gì và thiếu gì. Những kỹ năng mềm như: cách quản lý thời gian, cách đề ra mục tiêu, nói trước công chúng… đó thực sự là những điều cần thiết mà tôi cần chuẩn bị kỹ lưỡng hơn trước khi bước vào xã hội với vai trò là một cử nhân ngành PR. Nguyễn Trần Thanh Nam

Với Hội thảo AYP, nhà trường chia sẻ cùng các bạn mong muốn có được những khóa học về kỹ năng mềm mà các bạn đã kiến nghị đầu năm học, đồng thời, hy vọng chính các bạn sẽ chủ động quyết định mình-sẽ-trở-thành-ai trong tương lai.

Minh An

Tin tức mới nhất

Ngành Y Khoa

Mã ngành: 7720101 Thời gian đào tạo: 6 năm Văn bằng: Bác sĩ Y khoa Tổ hợp môn: A00: Toán – Lý...

Từ ngày 08 -12/10/2022, tân sinh viên Khóa 28 đăng ký xét Học bổng tuyển sinh

Ngày 08/10, Trường Đại học Văn Lang thông báo bắt đầu nhận hồ sơ xét Học bổng tuyển sinh...

Cầu thủ trẻ CLB Bóng đá Phố Hiến nhập học Trường Đại học Văn Lang

Chiều ngày 29/09/2022, 05 cầu thủ trẻ đến từ CLB Bóng đá Phố Hiến, hiện đang tham dự đội...

Cơ hội trải nghiệm học tập tại Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ) cho sinh viên Văn Lang

Dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Văn Lang và Đại học Nebraska Omaha (Hoa Kỳ)...

Bài viết liên quan